Ngành giáo dục Hậu Giang đẩy mạnh rộng rãi hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các trường học

Các đơn vị, trường học cần khẩn trương rà soát, phối hợp với các tổ chức tín dụng,  các tổ chức trung gian thanh toán để thu học phí, lệ phí tuyển sinh và tất cả các khoản thu khác...

{keywords}
Ảnh minh họa

Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hậu Giang yêu cầu các phòng GD&ĐT, các trường THPT và các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm việc thanh toán không dùng tiền mặt; đồng thời yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát, phối hợp với các tổ chức tín dụng (các ngân hàng), các tổ chức trung gian thanh toán (các trung tâm viễn thông Viettel, Mobile, Vina) để thu học phí (giá dịch vụ giáo dục), lệ phí tuyển sinh và tất cả các khoản thu khác; thực hiện công khai tài khoản của đơn vị và có hướng dẫn cụ thể về thanh toán qua tài khoản, mã thanh toán QR-code hoặc phần mềm trên điện thoại di động… để người học và gia đình người học dễ dàng, thuận lợi thanh toán.

Đối với các khoản chi như tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, học bổng học sinh, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, hỗ trợ chi phí học tập, chi chế độ hỗ trợ cho học sinh và người lao động thuộc diện chính sách… thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản tại kho bạc nhà nước nơi đơn vị nhận ngân sách nhà nước hoặc ngân hàng thương mại của đơn vị đúng theo quy định.

Ngoài ra, các trường cần chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan để được hỗ trợ mở tài khoản, thẻ cho phụ huynh và học sinh nhận thanh toán các chế độ chính sách không dùng tiền mặt.  

GD&ĐT tỉnh Hậu Giang cho biết, năm học 2020-2021, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hậu Giang đã áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục. Đây là hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trường; đồng thời, việc áp dụng hình thức thanh toán này cũng là giải pháp tích cực góp phần minh bạch hóa khoản thu trong nhà trường, giảm bớt nhiều thời gian trong việc thu chi để các trường tập trung trọng tâm cho công tác giảng dạy.

Nhờ làm tốt công tác tư vấn, tuyên truyền đến các phụ huynh học sinh nên đến nay đã có nhiều trường 100% học sinh đều đã áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Đơn cử như Trường THPT Lương Thế Vinh (huyện Phụng Hiệp). Năm học 2020 – 2021, trường có tổng số 20 lớp với 794 học sinh. Trong năm học qua, 100% học sinh của trường đã hoàn thành đóng học phí không dùng tiền mặt thông qua hình thức thanh toán trực tiếp tại chi nhánh ngân hàng hoặc qua mạng điện thoại di động.

Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ giúp giáo viên chủ nhiệm giảm bớt áp lực công việc mà cũng giúp bộ phận kế toán làm việc khoa học hơn khi áp dụng hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kê khai rõ ràng các khoản thu chi trong nhà trường.

Hay như Trường THPT Ngã Sáu, đến giữa tháng 10/2021, 100% học sinh của trường đã hoàn thành đóng học phí không dùng tiền mặt.

Trường PTDTNT Him Lam có 50 lớp, trong đó có 4 lớp SHNT, tổng số học sinh là 2.051 em. Xác định thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu hiện nay, tiết kiệm được thời gian, tiện lợi cho phụ huynh và phụ huynh có thể đóng được bất kỳ thời gian nào.

Đại diện của trường PTDT NT Him Lam chia sẻ, bước đầu triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhà trường cũng gặp khó khăn nhất định. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện tốt các khoản thu không dùng tiền mặt năm học 2021-2022, nhà trường đã triển khai các giải pháp.

Theo đó, giáo viên chủ nhiệm từng lớp tuyên truyền, hướng dẫn cho các phụ huynh học sinh về lợi ích trong việc đóng học phí  không thu tiền mặt. Đồng thời hướng dẫn phụ huynh các hình thức đóng như qua ngân hàng, cửa hàng tiện lợi. Bên cạnh đó, trường phối hợp với VNPT và Viettel vào trường thu để tạo thuận lợi cho phụ huynh. Đặc biệt là hướng dẫn phụ huynh cài đặt phần mềm thanh toán qua điện thoại di động.

Để tạo điều kiện cho các phụ huynh, nhà trường cung cấp số tài khoản của ngân hàng cho tất cả giáo viên, học sinh và phụ huynh được biết bằng nhiều hình thức (trên cổng thông tin nhà trường, bảng tin lớp, trên nhóm Zalo của lớp)  để cho phụ huynh và học sinh dễ dàng thực hiện.

Nhà trường cũng phối hợp rất chặt chẽ với ngân hàng Agribank huyện Châu Thành A để tạo điều kiện và ưu tiên cho học sinh và phụ huynh ở xa đến chuyển khoản; đồng thời hỗ trợ cho nhà trường mở tài khoản và làm thẻ tín dụng ATM miễn phí cho những học sinh có điều kiện khó khăn để các em thuận lợi trong việc chuyển khoản các khoản thu qua tín dụng ngân hàng.

Với những giải pháp như trên trong năm học vừa qua nhà trường đã thực hiện các khoản thu không dùng tiền mặt đạt chỉ tiêu 100%.

Tuy nhiên, cũng có những trường gặp khó khăn khi triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục năm học 2020-2021. Nguyên nhân được các trường cho biết là do phụ huynh không hiểu về các thao tác thực hiện thanh toán qua điện thoại di động. Bên cạnh đó, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh ở các trường vùng nông thôn, vùng sâu không có điện thoại thông minh, việc mở tài khoản tại ngân hàng… cũng là những vấn đề khó thực hiện.

Theo thông tin từ NHNN chi nhánh tỉnh Hậu Giang, thực hiện chủ trương, chỉ đạo của các cấp về thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ thanh toán tiền học phí, Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang đã ban hành các văn bản chỉ đạo đến các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở để phối hợp với các NHTM trên địa bàn triển khai thực hiện thanh toán học phí qua ngân hàng, tăng cường công tác truyên truyền, vận động, khuyến khích học sinh, sinh viên sử dụng dịch vụ.

Theo đó, các cơ sở giáo dục đã phối hợp với các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán (Các Trung tâm Viễn thông Viettel, Mobile, Vina…) để thu học phí, lệ phí tuyển sinh và tất cả các khoản thu khác. Thực hiện công khai tài khoản của đơn vị và có hướng dẫn cụ thể về thanh toán qua tài khoản, mã thanh toán QRCode hoặc phần mềm trên điện thoại di dộng…. để người học và gia đình người học dễ dàng, thuận lợi thanh toán học phí, lệ phí tuyển sinh và các khoản thu khác không dùng tiền mặt.

Đến nay, việc thu học phí không dùng tiền mặt năm học 2021 - 2022 ở Hậu Giang đã có 7 trường thu đạt 100%, 8 trường đạt tỷ lệ trên 70%, hoàn thành theo tỷ lệ của Sở GD&ĐT chỉ đạo.

Hải Yến

Đến năm 2025, thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bà Rịa Vũng Tàu đạt 90-95%

Đến cuối năm 2025, 90-95% thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh; 90-100% giao dịch nộp thuế, phí, lệ phí… bằng phương thức thành toán không dùng tiền mặt tại địa bàn đô thị.... của Bà Rịa Vũng Tàu.

11 tháng đầu năm, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6%

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 11 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Hà Nội: Đi ăn bánh mỳ ven đường hay đến nhà hàng sang đều không cần mang theo tiền mặt

Mua một chiếc bánh mỳ ven đường, vào quán cháo lòng hay thậm chí vào những nhà hàng sang trọng.... hiện nay thực khách cũng không cần mang theo tiền mặt mỗi khi thanh toán.

Giới trẻ mua sắm khắp nơi không cần dùng đến tiền mặt

Từ chủ tạp hóa đến chủ shop quần áo hay các siêu thị đều sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, vừa tiện lợi, nhanh chóng để phục vụ nhu cầu khách hàng, nhất là giới trẻ ngày nay.

Công nghệ sinh trắc học giúp người dùng yên tâm hơn với thanh toán không dùng tiền mặt

Công nghệ sinh trắc học nhận được niềm tin từ đông đảo người tiêu dùng Việt Nam trong việc thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.

TP Cần Thơ tăng cường triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Nhằm tăng cường triển khai, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh, TP Cần Thơ yêu cầu các cơ quan, ban ngành, địa phương tăng cường tuyên tuyền, xây dựng để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Hà Nội: Nộp phạt lỗi vi phạm giao thông online, vừa nhanh chóng vừa tiện lợi

Hiện nay, người vi phạm giao thông tại Hà Nội có thể nộp phạt qua mạng và được nhận lại giấy tờ tại nhà thông qua đường bưu điện.

Hà Nội: Đi chợ mua rau không cần mang tiền mặt

Theo ghi nhận của PV Infonet, hiện nay tại các cửa hàng trên địa bàn TP Hà Nội, đang sử dụng hình thức thanh toán qua mã QR rất nhiều. Không chỉ tại các cửa hàng lớn, nhiều quán bán rau, thịt cá tại các chợ cũng thanh toán bằng QR code

Khi người dân quê dần quen với thanh toán không dùng tiền mặt

Cho tới thời điểm hiện tại, có gần 72.000 điểm giao dịch cung cấp dịch vụ Mobile Money, trong đó có 39.000 điểm giao dịch nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Đi chợ thời 4.0: Từ mua thịt đến hoa quả đều không cần mang theo tiền mặt

Việc thanh toán qua các ứng dụng công nghệ tài chính hay thanh toán bằng mã QR của ngân hàng đang ngày càng thể hiện sự thuận tiện trong giao dịch hàng ngày. Từ mua rau, thịt cá, hoa quả… dù là ở chợ cóc cũng đều chỉ cần chiếc điện thoại.

Đang cập nhật dữ liệu !