Nếu không muốn ngộ độc, đừng bao giờ để thực phẩm tự rã đông
Thực phẩm để tự rã đông là môi trường thuận lợi để vi khuẩn E. coli, salmonella hồi lại và sinh sôi có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Trữ đá đồ ăn ngày giãn cách, nếu không muốn ngộ độc, đừng bao giờ để thực phẩm tự rã đông (ảnh minh hoạ) |
PGS. PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia hoá thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, việc tích trữ thực phẩm trong thời gian giãn cách xã hội là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Theo đó, để hạn chế ra ngoài hầu hết chị em đều lựa chọn việc mua thực phẩm cho cả gia đình ăn được vài ngày, 1 tuần, thậm chí có những loại tủ lạnh độ âm sâu có thể trữ đồ ăn đến hàng tháng.
Tuy nhiên, việc rã đông không phải bà nội trợ nào cũng thực hiện đúng cách. Sai lầm đầu tiên nhiều người hay gặp phải đó là để thịt rã đông tự nhiên ở ngoài tủ lạnh. Tức là các bà nội trợ thường lấy thức ăn để ra bàn bếp cho tự rã đông xong mới chế biến.
Theo các chuyên gia, không bao giờ để thịt (và những thực phẩm dễ hỏng khác) tự rã đông và không nên để ở nhiệt độ phòng nhiều hơn 2 giờ đồng hồ. Trong môi trường ấm hơn, nơi nhiệt độ có thể lên tới trên 32 độ C thì không nên để thực phẩm sống ở ngoài quá 1 giờ.
Lý do là khi những loại thực phẩm này bắt đầu rã đông và đạt tới nhiệt độ khoảng 5 độ C, các vi khuẩn có mặt trong thực phẩm có thể hồi lại và bắt đầu sinh sôi.
Ví dụ như các vi khuẩn có hại như E. coli hay salmonella, tụ cầu khuẩn, là những vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm thường sinh sôi ở nhiệt độ từ 5 - 60 độ C. Ở khoảng nhiệt độ này, lượng vi khuẩn có thể nhân lên gấp đôi chỉ trong vòng 20 phút.
Do vậy, để hạn chế tối ra tình trạng không an toàn này, không bao giờ được để thực phẩm tự rã đông ở môi trường bên ngoài.
Thay vào đó, PGS. TS Thịnh hướng dẫn, để chuẩn bị thức ăn cho bữa sau thì bữa trước bà nội trợ để những loại thực phẩm định nấu cho xuống ngăn dưới (ngăn lạnh).
Sai lầm thứ hai mà PGS. TS Thịnh cũng chỉ ra là việc nhiều bà nội trợ lấy thực phẩm từ ngăn đông ngâm trong nước, thậm chí là nước nóng.
Khi đang vội, có thể bạn nghĩ rằng cách rã đông thịt nhanh nhất chính là ngâm vào nước nóng. Tuy nhiên, đây cũng là một sai lầm thường gặp.
Chuyên gia cho biết, với cách làm này, phần bên ngoài của thịt sẽ ấm lên nhanh hơn rất nhiều so với phần bên trong. Hay nói cách khác, nhiệt độ ở phần bên ngoài có thể đạt tới mức vi khuẩn có thể hoạt động lại, trong khi phần lõi vẫn đông đá.
Vậy rã đông thực phẩm đúng cách cần thực hiện như thế nào?
Các chuyên gia khuyến cáo, cách tốt nhất để rã đông thịt, thực phẩm an toàn chính là lên kế hoạch trước. Các bà nội trợ nên rã đông thịt từ từ bằng cách để trong ngăn mát tủ lạnh.
Hầu hết các loại thực phẩm cần một đến hai ngày để rã đông hoàn toàn trong tủ lạnh, bạn có thể rã đông các thực phẩm có khối lượng nhỏ qua đêm. Ngược lại, những miếng thịt lớn hơn như gà nguyên con sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Sau khi rã đông, thịt xay, thịt gia cầm và hải sản chỉ có thể để thêm một hoặc hai ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, những loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu và bít tết vẫn có thể tươi trong ba đến năm ngày nữa.
Đặc biệt, chị em nên lưu ý để thịt sống ở tầng dưới cùng của ngăn mát tủ lạnh. Bởi nếu nước thịt khi rã đông bị chảy ra có thể sẽ làm hỏng các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh. Do đó, để thịt ở tầng dưới cùng chính là cách để hạn chế tối đa nguy cơ ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn chéo.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết nếu việc rã đông thực phẩm trong nước nóng là sai lầm thì rã đông thực phẩm trong nước lạnh lại khá an toàn.
Theo đó bạn chỉ cần cho thịt vào một chiếc túi zip kín, loại bỏ càng nhiều không khí trong túi càng tốt và không cho nước từ bên ngoài vào. Sau đó ngâm túi thịt trong nước lạnh, thay nước mỗi 30 phút khi thịt bắt đầu rã đông. Tuy cách này vẫn phụ thuộc vào lượng thịt bạn cần rã đông, nhưng cũng có thể là một cách tiết kiệm thời gian hơn so với cách rã đông trong ngăn mát tủ lạnh.
Một cách khác cũng được các chuyên gia bày cách đó là rã đông trong lò vi sóng - đây được xem là phương pháp nhanh chóng, thuận tiện nhưng chỉ hiệu quả đối với những miếng thịt nhỏ.
Tuy nhiên, khi đã rã đông bằng lò vi sóng thì chị em cần phải nấu ngay vì trong quá trình rã đông bằng lo vi sóng sẽ có một vài phần của miếng thịt ấm lên, thậm chí đã được nấu chín.
H. Anh
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.