Mùa cao điểm du lịch, phố biển Cửa Lò vẫn vắng tanh, hải sản ế ẩm chưa từng có

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng loạt ki ốt kinh doanh ăn uống ở thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đóng cửa đìu hiu, thị trường hải sản cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn lâm vào cảnh ế ẩm.

 Hàng loạt nhà hàng, ki ốt đóng cửa

{keywords}
Đường đến chợ hải sản Cửa lò không 1 bóng người

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, từ ngày 8/6/2021, theo quyết định của UBND tỉnh Nghệ An, thị xã Cửa Lò là một trong 5 địa phương (giáp ranh tỉnh Hà Tĩnh) phải tạm dừng các hoạt động dịch vụ không thiết yếu như: nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, quán cà phê, cắt tóc, gội đầu, cơ sở thẩm mỹ… để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.

{keywords}
Phố biển Cửa Lò vào mùa cao điểm về du lịch nhưng cũng vắng bóng người.

Phố biển Cửa Lò là điểm du lịch mùa hè thu hút nhiều khách du lịch đến nhưng theo ghi nhận của PV Infonet vào ngày 17/6, tại đây, hàng loạt nhà hàng, ki ốt đã đóng cửa im lìm, đường phố vắng ngắt chưa từng thấy.

Hàng loạt ki ốt, nhà hàng ở phố biển Cửa Lò đóng cửa để phòng, chống dịch bệnh.

Chủ ki ốt kinh doanh ăn uống Hằng Thảo (giáp bãi biển Cửa Lò) buồn bã cho hay: "Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên kinh doanh trong mùa du lịch cao điểm gần như mất trắng. Phố xá, bãi biển rất vắng người, còn các nhà hàng, quán ăn đều đóng cửa hết. Du lịch biển nói chung và kinh doanh ăn uống nói riêng như chúng tôi bị ảnh hưởng nặng nề".

{keywords}
Bàn ghế chất đống dọc các nhà hàng, quán ăn ven biển.

“Tài sản đều đầu tư vào ki ốt rồi nên hàng ngày gia đình phải ra đây để trông coi. Việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó tiền thuê ốt thì đóng cả năm rồi”, chủ ki ốt Hằng Thảo nói.

Đi một vòng dọc theo bãi biển, hàng loạt ki ốt đóng cửa im lìm, bàn ghế chất đống, đìu hiu, tình cảnh chưa từng thấy ở phố biển Cửa Lò từ trước đến nay.

Không riêng gì các nhà hàng, quán ăn mà nhiều khách sạn ở Cửa Lò cũng dán biển “không đón khách” để phòng chống dịch bệnh.

{keywords}
Một khách sạn ở Cửa Lò dán biển thông báo “không đón khách”.

Ông Võ Văn Thọ, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin (TX Cửa Lò) cho biết, toàn thị xã có 304 khách sạn, gần 300 nhà hàng, ki ốt kinh doanh ăn uống. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên gần 100% khách sạn, nhà hàng, ki ốt đóng cửa do không có khách. Sau khi có quyết định của UBND tỉnh về tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu (từ ngày 8/6/2021 - PV), các cơ sở kinh doanh ở đây đều thực hiện nghiêm để phòng chống dịch bệnh.

“Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp từ đầu năm nên các hoạt động du lịch gặp nhiều khó khăn, lượng khách du lịch và doanh thu đều giảm mạnh. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hậu cần du lịch bị đình trệ, trên 45% lượng khách hủy phòng”, ông Thọ cho biết thêm.

{keywords}
Trước đây, cứ đến mùa du lịch cao điểm thì chợ hải sản Cửa Lò luôn trong tình trạng người ra, vào tấp nập, nhưng hiện tại chợ rơi vào cảnh đìu hiu, hải sản ế ẩm.

Hải sản ế ẩm

Chợ Hải sản Cửa Lò là một trong những nơi khá sầm uất, thu hút khách du lịch mỗi khi về đây nghỉ dưỡng. Thế nhưng dịp này chợ đìu hiu, vắng khách chưa từng thấy.

{keywords}
Chị Mai Nhung (buôn bán ở chợ hải sản Cửa Lò) buồn bã vì hàng hóa ế ẩm.

Là người buôn bán hải sản lâu năm tại đây, chị Mai Nhung (SN 1980, trú ở phường Nghi Thủy) cho hay, khách du lịch không có nên việc buôn bán thời gian qua chỉ cầm chừng thôi, số ít thì bán cho người dân địa phương, hàng hóa thì ế ẩm.

{keywords}
Cá tươi đánh bắt từ biển về không tiêu thụ được nên người dân phải phơi khô

Còn chị Lê Thị Phương (SN 1967, trú phường Thu Thủy) cho biết, lượng hải sản buôn bán giảm đi 70% so với các năm. Lo ngại về tình hình dịch bệnh nên khách chủ yếu đặt hàng gửi xe, ship đến tận nơi, nhưng số lượng này cũng không đáng kể.

{keywords}
Chị Lê Phương đang gói cá theo đơn đặt hàng của khách để gửi đi.

Chỉ vào các bể hải sản cạn nước, anh Nguyễn Quốc Hùng (SN 1979, trú phường Thu Thủy) buồn bã cho hay, "cơ sở chúng tôi chuyên cung cấp hải sản cho các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn. Tuy nhiên việc tạm dừng các hoạt động kinh doanh, lượng khách du lịch thì không có nên không có ai đặt mua cả, hải sản thì ế ẩm không dám nhập về".

Các bể nuôi hải sản để cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn của gia đình anh Quốc Hùng cạn trơ đáy.

“Mặc dù việc kinh doanh, buôn bán gặp rất nhiều khó khăn nhưng chúng tôi luôn chấp hành việc phòng chống dịch bệnh. Mong rằng tình hình dịch bệnh sớm ổn định để việc buôn bán được thuận lợi hơn”, anh Hùng nói.

Việt Hòa

Nông sản rớt giá, nông dân miền Tây 'khóc thét' vì giá xoài, mít chỉ còn 2.000-3.000 đồng/kg

Nông sản rớt giá, nông dân miền Tây 'khóc thét' vì giá xoài, mít chỉ còn 2.000-3.000 đồng/kg

Mít Thái và xoài Đài Loan tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang rớt giá thảm hại. Hiện thương lái vào tận vườn mua, giá mít Thái chỉ có giá 2.000-3.000 đồng/kg, còn xoài Đài Loan bán xô tại vườn cũng chỉ từ 2.000-2.500 đồng/kg.

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !