Máy bay Nga bất ngờ ‘lạc’ vào vùng nhận dạng phòng không của Mỹ

Theo Avia.pro, hai máy bay Nga mới đây đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Mỹ.

Cụ thể, một nhóm hai máy bay chiến đấu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga đã khiến Bộ Chỉ huy phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) lo lắng khi bất ngờ xâm nhập không phận vùng nhận dạng phòng không của Mỹ và Canada.

Theo dữ liệu sơ bộ, chiếc máy bay trinh sát của Nga được cho là Tu-142 của Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Nga, nhưng chưa có thông tin chi tiết nào được công bố về vấn đề này.

Máy bay Nga bất ngờ ‘lạc’ vào vùng nhận dạng phòng không của Mỹ. (Ảnh: NORAD)

NORAD cho hay, các máy bay Nga không gây ra mối đe dọa nào, tuy nhiên, khi đã đi vào vùng nhận dạng của hệ thống phòng không của Mỹ và Canada, các máy bay Nga đã tiến về phía Alaska, và sau đó đột ngột thay đổi hướng.

“Bộ Chỉ huy phòng thủ không gian Bắc Mỹ đã xác định vị trí và theo dõi 2 máy bay tuần tra của Nga đi vào vùng nhận dạng phòng không Alaska và Canada. Các máy bay Nga vẫn ở trong không phận quốc tế và không đi vào không phận thuộc chủ quyền của Mỹ và Canada. Hoạt động của Nga trong vùng nhận dạng phòng không Bắc Mỹ không được coi là một mối đe dọa cũng không được coi là hoạt động khiêu khích”, thông báo cho biết.

Theo giới chuyên gia, mục đích chuyến bay của máy bay Nga vẫn chưa được xác định.

Trước đó, vào tháng 8, NORAD cũng cho biết, máy bay trinh sát của Nga đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không ở bang Alaska của Mỹ 2 lần.

NORAD sử dụng mạng lưới phòng thủ nhiều lớp gồm các vệ tinh, radar trên mặt đất, radar trên không và máy bay chiến đấu để xác định vị trí các máy bay nước ngoài và đưa ra các hành động thích hợp.

“Chúng tôi vẫn sẵn sàng áp dụng một số phương án ứng phó để bảo vệ chủ quyền Bắc Mỹ và Bắc Cực”, NORAD tuyên bố.

Lần cuối cùng NORAD thông báo về một vụ vi phạm như vậy là vào tháng 10/2021, khi 5 máy bay Nga tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Mỹ.

Vùng nhận dạng phòng không (Air Defense Identification Zone - ADIZ) là vùng nằm ngoài không phận của một quốc gia và do quốc gia đó tự đặt ra vì lý do an ninh quốc gia hoặc lý do nào đó. Việc tuyên bố ADIZ là hoàn toàn đơn phương và không dựa trên căn cứ pháp lý và thương thuyết với nước láng giềng.

Máy bay săn ngầm Tupolev Tu-142 hiện được quân đội Nga sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như chống ngầm, chống hạm, trinh sát và tình báo điện tử.

Tu-142 được Nga sản xuất dựa trên nguyên mẫu là máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-95.

Theo các nguồn tin, máy bay Tu-142 có trọng lượng cất cánh 190 tấn, tốc độ 735 km/giờ. Trần bay cao nhất của máy bay này là 12.000 - 13.000 m, bán kính chiến đấu 5.200 km. Về vũ khí, Tu-142 sở hữu pháo 23 mm, mang 400 phao sonobuoy, nhiều vũ khí tối tân như các loại bom chống tàu ngầm PLAB-50, PLAB-250, ngư lôi và tên lửa không đối không.

Máy bay được trang bị bốn động cơ tuốc bin hai cánh quạt trái chiều NK-12MP (động cơ mạnh nhất dòng động cơ phản lực cánh quạt). Một phi hành đoàn của Tu-142 gồm 9-10 người, có chỉ huy, phó chỉ huy, hoa tiêu, kỹ sư, nhân viên phụ trách thiết bị dò tìm.

Hạ Thảo (lược dịch)

Hai sĩ quan tình báo Ukraine bị bắt ở Kherson

Hai sĩ quan tình báo Ukraine bị bắt ở Kherson

Ông Kirill Stremousov, phó lãnh đạo chính quyền quân sự - dân sự Kherson cho biết trên kênh Telegram, 2 sĩ quan của Cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine đã bị bắt ở hướng Andreevsky thuộc vùng Kherson.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Hình ảnh Nga và Trung Quốc tập trận chung trên biển và trên không

Nga và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận chung trên biển và trên không mang tên "Phương Bắc/Tương tác - 2023". Cuộc diễn tập kéo dài từ 20-23/7.

Nga nói không tấn công tàu dân sự, lãnh sự quán Trung Quốc ở Ukraine bị hư hại

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 20/7 cho biết, Nga không có ý định nhắm mục tiêu vào các tàu dân sự ở Biển Đen.

Nga tiếp tục tấn công trả đũa Ukraine, Kiev sử dụng đạn chùm

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu ở Ukraine để đáp trả vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào cầu Crưm hồi đầu tuần này.

Đang cập nhật dữ liệu !