Làm gì khi bị đe doạ và bắt nạt trực tuyến?

Theo báo cáo hoạt động năm 2021 của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, có nhiều trường hợp trẻ em hoảng sợ vì bị đe doạ trên mạng xã hội.

Trẻ bị đe doạ trên mạng

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, số trẻ em phải cách ly tại gia đình hoặc ở các địa bàn phải giãn cách xã hội và các cơ sở cách ly tập trung tiếp tục tăng lên, trong đó nhiều em nhỏ phải xa cha mẹ, gia đình, rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Tổng đài 111 đã phối hợp với các chuyên gia tâm lý, các sở LĐTBXH triển khai hỗ trợ tâm lý, hướng dẫn chăm sóc cho trẻ em trong các khu cách ly tập trung thông qua hình thức trực tuyến, tổ chức hướng dẫn, tư vấn về an toàn cho trẻ em; chăm sóc, ổn định tâm lý, phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý những sang chấn tâm lý của trẻ em trong bối cảnh cách ly, giãn cách xã hội; hỗ trợ, can thiệp, xử lý khẩn cấp để bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em.
 
Cũng trong năm 2021, do sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội dẫn đến vấn đề bạo lực và xâm hại tình dục qua môi trường mạng có chiều hướng gia tăng. Nhiều trẻ em gọi tới Tổng đài chia sẻ với tâm trạng lo lắng, hoảng sợ khi các em bị đe dọa, bị tung ảnh nóng hoặc bị xâm hại bởi những đối tượng mà mình mới quen qua mạng. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ngày càng được người dân quan tâm. Hàng ngày người dân gửi thông báo đến Tổng đài về các kênh, clip có chứa các nội dung độc hại, ảnh hưởng xấu đến trẻ em, đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, xử lý.

{keywords}
Làm gì khi bị đe doạ và bắt nạt trực tuyến?

Độ tuổi của trẻ em được người gọi quan tâm nhiều nhất là nhóm từ 11-14 tuổi (26,7%), giảm 3,3%% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp đến là nhóm trẻ em 7-10 tuổi (22,1%) giảm 1,9% so với cùng kỳ 2020; trẻ em từ 4-6 tuổi (17%) tăng 1,6% so với cùng kỳ 2020; trẻ em từ 0-3 tuổi (15,5%) tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2020; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (9,9%); trẻ em từ 15 - dưới 16 tuổi (8,8%).

Giới tính trẻ em được người gọi quan tâm: Trẻ em gái là 57,4%; trẻ em trai là 42,6% tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước.

Làm gì khi bị bắt nạt trực tuyến?

Theo các chuyên gia của Unicef, bắt nạt trên mạng là bắt nạt bằng việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Nó có thể diễn ra trên phương tiện mạng xã hội, nền tảng nhắn tin, nền tảng chơi game và điện thoại di động. Đó là hành vi lặp đi lặp lại, nhằm mục đích khiến những người bị nhắm mục tiêu sợ hãi, tức giận hoặc xấu hổ.

Ví dụ trẻ bị lan truyền những lời nói dối về hoặc đăng những bức ảnh đáng xấu hổ của ai đó trên mạng xã hội. Gửi tin nhắn hoặc mối đe dọa gây tổn thương qua các nền tảng nhắn tin mạo danh ai đó và thay mặt họ gửi những thông điệp ác ý cho người khác.

Bắt nạt trực diện và bắt nạt trên mạng thường có thể xảy ra song song với nhau. Nhưng đe dọa trực tuyến để lại dấu ấn kỹ thuật số - một hồ sơ có thể chứng minh là hữu ích và cung cấp bằng chứng giúp ngăn chặn hành vi xâm hại.

Tác hại của các hành vi trên khiến trẻ cảm thấy như thể đang bị tấn công ở khắp mọi nơi. Các tác động có thể kéo dài một thời gian dài và ảnh hưởng đến một người theo nhiều cách:

Về mặt tinh thần - cảm thấy khó chịu, xấu hổ, ngu ngốc, thậm chí tức giận.

Về mặt tình cảm - cảm thấy xấu hổ hoặc mất hứng thú với những điều bạn yêu thích.

Về thể chất - mệt mỏi (mất ngủ) hoặc gặp các triệu chứng như đau bụng và đau đầu.

Cảm giác bị người khác cười nhạo hoặc quấy rối có thể khiến mọi người không thể lên tiếng hoặc cố gắng giải quyết vấn đề. Trong những trường hợp nghiêm trọng, đe dọa trực tuyến thậm chí có thể dẫn đến việc mọi người tự kết liễu mạng sống của mình.

Nếu trẻ lo lắng về sự an toàn của mình hoặc điều gì đó đã xảy ra với bạn trên mạng, hãy khẩn trương nói chuyện với người lớn mà bạn tin tưởng. Hoặc truy cập website của tổng đài bảo vệ trẻ em hoặc gọi số 111 để tìm trợ giúp.

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111.

K.Chi 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !