Khởi tố 2 'nữ quái' môi giới mang thai hộ cho người Trung Quốc

Hai nữ quái 9X ở Đồng Nai và Phú Yên vừa bị Công an tỉnh Hà Giang khởi tố vì hành vi môi giới mang thai hộ cho người Trung Quốc.

Theo Công an tỉnh Hà Giang, ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh này đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 02 đối tượng về tội "Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại" theo Khoản 2 Điều 187 Bộ luật Hình sự.

Hai đối tượng là Nguyễn Thị Hồng Trang (sinh năm 1990, trú tại phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) và Lương Thị Bích Thư (sinh năm 1994, trú tại thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên).

{keywords}
Cơ quan CSĐT tống đạt các Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Hồng Trang. (Ảnh: Công an Hà Giang)

Theo kết quả điều tra ban đầu, vào khoảng tháng 7/2019, khi đi du lịch tại thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc), Trang có gặp 1 người đàn ông và được đề cập tìm phụ nữ Việt Nam để tổ chức đưa sang Campuchia cấy, ghép phôi thai, mang thai hộ cho người Trung Quốc, nếu tìm được sẽ trả cho Trang 16 nghìn USD (khoảng 380 triệu đồng).

Về Việt Nam, Trang bắt đầu sử dụng mạng xã hội để theo dõi và lần tìm các đối tượng có nhu cầu mang thai hộ và đưa ra mức giá 300 triệu đồng đối với thai đơn và 370 triệu đồng đối với thai đôi.

Quá trình tìm kiếm người mang thai hộ, Trang làm quen với Lương Thị Bích Thư. Qua nói chuyện, Thư đã chủ động xin làm cộng tác viên cho Trang, nếu tìm được người mang thai hộ Thư được Trang trả cho số tiền 20 triệu đồng/người.

Từ tháng 9 đến tháng 11/2019, các đối tượng đã tìm được 03 người nhận mang thai hộ. Đầu tháng 6/2020, khi những người phụ nữ sắp đến ngày sinh, Trang hướng dẫn họ đến Hà Giang để vượt biên sang Trung Quốc, nhưng do thai lớn, những người này không đủ sức khỏe tiếp tục đi nên đã tìm cách liên hệ với Công an huyện Mèo Vạc để trình báo.

Quá trình làm việc, 02 đối tượng Trang và Thư đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình về việc tổ chức mang thai hộ nhằm mục đích lấy tiền chi tiêu cá nhân. Xét thấy hành vi của các đối tượng có tính chất nghiêm trọng, Trang đang nuôi con nhỏ 07 tháng tuổi, còn Thư đang mang thai tháng thứ 8 nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 02 đối tượng để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Dụ dỗ, môi giới, tổ chức mang thai hộ cũng là một trong những hành vi phát sinh tội phạm mua bán người. Theo Trung tá Phạm Mạnh Hùng – Phó trưởng phòng Phòng, chống buôn bán người (Cục CSHS – Bộ Công an), trong những năm gần đây, lực lượng chức năng đã phát hiện một số đường dây môi giới, đưa phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc “đẻ thuê”, lo “trọn gói” các thủ tục từ việc đưa người sang Trung Quốc, chăm sóc, thăm khám, sinh con tại các cơ sở y tế cũng như hợp thức hóa hồ sơ cho những đứa trẻ được sinh ra.

Việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) là quy định mang tính nhân văn cao, tạo cơ hội cho nhiều người được làm cha mẹ. Song, Luật này cũng nghiêm cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Theo quy định tại khoản 1 điều 187 BLHS, người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thì bị phạt tiền 50-200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 

Bị phạt tù 1-5 năm khi thuộc một trong các trường hợp: Đối với 2 người trở lên, phạm tội 2 lần trở lên, tái phạm nguy hiểm. 

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 10-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

PV

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !