Hầu chứa vi khuẩn vibrio, Quảng Ninh khuyến cáo người dân không ăn hàu sống

Theo kết quả quan trắc của Chi cục Thủy sản và Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản Miền Bắc, 1/3 mẫu hàu kiểm tra có chứa vi khuẩn vibrio vulnificus và V. fluvialis.

Quảng Ninh hiện đang nuôi chủ yếu hai loài hàu là hàu Thái Bình Dương (tên khoa học: Crassostrea gigas (Pacific oyster) – Thunberg, 1793) và hàu cửa sông (tên khoa học:  Crassostrea rivularis – Gould, 1861). 

Hàu là một trong các đối tượng nuôi nhuyễn thể chủ lực phù hợp với điều kiện tự nhiên tại các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Ninh đặc biệt là tại huyện Vân Đồn. Tuy nhiên, thời gian qua nghề nuôi hàu đang phải đối mặt với các thách thức không hề nhỏ.

Một trong những thách thức cần được nói đến đó là suy thoái và ô nhiễm môi trường nước các vùng nuôi hầu tập trung tại huyện Vân Đồn nói riêng và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung. Do vậy hàng năm, Chi cục Thủy sản thực hiện nhiệm vụ công tác đều có hoạt động quan trắc môi trường tại các vùng nuôi hàu tập trung.
 
Thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 18/01/2021 của UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh ngành Nông nghiệp năm 2021, Chi cục Thủy sản (đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT) đã phối hớp với Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản Miền Bắc đã tổ chức thu, phân tích mẫu môi trường tại các vùng nuôi hàu tập trung tại Vân Đồn.
 
Ngày 11/10/2021, Đoàn thu mẫu quan trắc môi trường (Chi cục Thủy sản và Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản Miền Bắc) đã tiến hành thu mẫu quan trắc vùng nuôi hầu tập trung tại các điểm Đông Xá, Cái Rồng, Hạ Long huyện Vân Đồn. Đoàn thực hiện thu mẫu và phân tích hai nội dung sau:
 
Thực hiện phân tích các thông số môi trường gồm: nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm, N-NH4, N-NO2, H2S, Coliforms, Vibrio, và mật độ tảo độc.

{keywords}
Hầu chứa vi khuẩn Vibrio, Quảng Ninh khuyến cáo người dân không ăn hàu sống

Thực hiện phân tích các tác nhân gây bệnh trên hàu (vi khuẩn, ký sinh trùng, virus, …). Ngày 16/10/2021, căn cứ theo kết quả quan trắc môi trường định kỳ tháng 10 phục vụ vùng nuôi hàu tập trung tại Vân Đồn, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá kết quả như sau:

Mẫu nước: Nồng độ N-NH4, mật độ colifrom và Vibrio tổng số trong nước ở vùng nuôi hàu tại huyện Vân Đồn lần lượt cao hơn từ 1,93 – 3,11 lần, 3,7 – 10 lần và 1,1 – 1,4 lần so với ngưỡng giới hạn cho phép (GHCP) theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, QCVN 10-MT:2015/BTNMT và 28 TCN 101:1997-Phụ lục 8.

Các thông số quan trắc còn lại có giá trị nằm trong ngưỡng (GHCP), phù hợp cho nuôi trồng thuỷ sản.

Mẫu hàu: Mẫu hàu thu tại vùng nuôi Đông Xá nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus và V. fluvialis với tần suất bắt gặp 1/3 mẫu kiểm tra. Mẫu hàu tại Cái Rồng nhiễm vi khuẩn V. alginolyticus với tần suất bắt gặp 1/3 mẫu kiểm tra. Mẫu hàu thu tại Hạ Long nhiễm vi khuẩn V. alginolyticus và V. diabolicus với tần suất bắt gặp 1/3 mẫu kiểm tra. Không phát hiện kí sinh trùng Perkinsus sp. trong mẫu hàu thu tại cả 03 vùng nuôi.

Dựa trên kết quả quan trắc môi trường vùng nuôi Hàu tập trung, Chi cục Thủy sản có khuyến cáo các hộ nuôi tiếp tục thực hiện các biện pháp để giảm nồng độ N-NH4 và hạn chế ảnh hưởng của Vibrio sp, coliform tổng số.

Nghiêm túc duy trì mật độ nuôi phù hợp, không thả nuôi hàu với mật độ cao dẫn đến thiếu nguồn thức ăn cho hàu phát triển, làm hàu yếu, tăng nguy cơ nhiễm bệnh vi khuẩn.

Thường xuyên vệ sinh khu vực bè nuôi, rổ, dây hàu, loại bỏ rong rêu, các vật bám tạo độ thông thoáng cho bãi nuôi nhằm làm giàu nguồn thức ăn, tăng chất lượng môi trường nước khu vực nuôi. Nếu phát hiệu hàu chết phải thu gom, xử lý ngay, tránh gây ô nhiễm môi trường, giảm sự phát triển của vi khuẩn và tránh để lây lan sang các cá thể sống.

Tăng cường theo dõi và quản lý môi trường nước bãi nuôi để có các biện pháp xử lý kịp thời khi xuất hiện các yếu tố bất lợi làm yếu hàu nuôi.Thu hoạch hàu nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm.

Còn đối với người tiêu dùng, Chi cục Thuỷ sản Quảng Ninh khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn hàu sống, tái (có thể cả hải sản sống tái khác) hoặc hải sản bị hỏng, chết; thực hiện ăn chín các sản phẩm thủy sản sử dụng làm thực phẩm (đặc biệt là người tiêu dùng có thói quen ăn hàu sống).

Lý do, các mẫu có ghi nhận bị nhiễm các loài thuộc nhóm vi khuẩn Vibrio dễ làm cho người tiêu dùng ăn sống bị tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm.

K.Chi  

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !