Hải sản, món ăn ưa thích nhưng không phải ai cũng biết cách chọn an toàn

Có loại hải sản luôn luôn có chất độc, có loại thỉnh thoảng mới gây ngộ độc. Bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống, chúng ta không thể phát hiện…

{keywords}
Người dân nên từ bỏ thói quen ăn đồ hải sản sống. 


Hải sản là món ăn nhiều dinh dưỡng và cũng là món ưa thích của nhiều người. Hải sản thường được tiêu thụ mạnh vào mùa hè, mùa du lịch. Tuy nhiên, đã có nhiều ca ngộ độc rất nặng, thậm chí tử vong vì ăn hải sản lạ hoặc hải sản chưa chế biến chín.

Trường hợp ngư dân Đỗ Văn Ch. (46 tuổi) Thanh Hoá là trường hợp điển hình. Người đàn ông này trong hải trình đánh bắt xa bờ đã bắt được cua mặt quỷ nhưng không bỏ đi mà giữ lại làm thực phẩm.

Sở dĩ người đàn ông này cho rằng “an toàn” vì đã nấu chín và trước đó đã vài lần chế biến ăn, nhưng chưa lần nào bị ngộ độc. Tuy nhiên, 2h chiều ngày 27/3, khi kéo lưới bắt được nhiều cua mặt quỷ đã luộc lên ăn. Sau đó, anh bắt đầu mệt, nôn nhiều và tê bì miệng, lưỡi, chân tay. Anh nhanh chóng được các ngư dân đi cùng thuyền đưa vào bờ và đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, huyện Tĩnh Gia.

Đến khoảng 21h cùng ngày, bệnh nhân rơi vào nguy kịch, khó thở, suy hô hấp và ngừng tim. Được các bác sĩ hồi sức, ép tim, bệnh nhân đã có mạch trở lại và được chuyển đến Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân Ch. được chuyển đến trung tâm trong tình trạng hôn mê, liệt hoàn toàn, phải dùng thuốc vận mạch, bóp bóng và đặt nội khí quản. Bệnh nhân được chẩn đoán là ngộ độc cua mặt quỷ.

Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, ở Việt Nam hiện có ít nhất 3 loại cua biển độc được biết tới là cua mặt quỷ, cua hạt và cua phờ lo ri đa, được phân bố ở các vùng biển của miền Trung, Nha Trang và một số vùng khác. Đặc biệt, dù nấu chín nhưng độc tố trong cua vẫn giữ nguyên.

Ngoài ra, tại trung tâm cũng từng ghi nhận trường hợp bị ngộ độc do ăn nhầm con so biển. Đó là những trường hợp bị ngộ độc nặng nếu không được xử trí kịp thời nguy cơ cao gây tử vong. Còn lại, những ngộ độc thông thường do ăn phải hải sản sống, hải sản lạ cũng khá phổ biến, nhất là vào mỗi dịp mùa hè.

Theo các chuyên gia, có loại hải sản luôn luôn có chất độc, có loại thỉnh thoảng mới gây độc. Bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống, chúng ta không thể phát hiện có chất độc hay không, vì vậy với các loại hải sản này bạn cần biết và tránh ăn.

Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu và các biện pháp chế biến thông thường. Khi đi du lịch, nên hỏi kỹ thông tin từ những người dân địa phương.

Ngoài ra, hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.

Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…).

Theo TS. BS Nguyễn Trung Nguyên có nhiều loại hải sản với nhiều loại nguyên nhân gây độc khác nhau nên biểu hiện ngộ độc cũng rất đa dạng: từ đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt đến các biểu hiện thần kinh như tê môi lưỡi, co giật, liệt, mờ mắt, lẫn lộn, hôn mê, hay tim mạch như loạn nhịp tim, tụt huyết áp, hay hô hấp như khó thở, thậm chí tử vong.

“Cách xử trí ngộ độc thực phẩm do hải sản tuỳ theo triệu chứng của bệnh nhân, tuỳ theo nguyên nhân. Đầu tiên có thể bù nước, bù muối… ở nhà bằng cách cho uống nước oresol, nước khoáng, nước canh có chút muối. Nếu người bệnh vẫn buồn nôn không uống được, mất nước nhiều quá thì phải đến cơ sở y tế gần nhất.

Với những trường hợp ngộ độc phức tạp hơn, kể cả trường hợp ngộ độc nhiễm khuẩn nặng nề, có bất cứ triệu chứng nào về thần kinh, tim mạch mà không phải triệu chứng do mất nước, tiêu hoá thì cần phải gọi người cấp cứu ngay tại chỗ sau đó khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất”, TS. BS Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo.

Ngoài ra, các loại vi khuẩn rất dễ phát triển trong hải sản. Vì vậy, TS. BS Trung Nguyên khuyến cáo để phòng bệnh người dân nên thực hiện ăn chín uống sôi vì thao tác nấu chín cũng tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn nguy hiểm.

Người dân không nên ăn hải sản tái hoặc tươi sống, hãy từ bỏ thói quen ăn gỏi hải sản và các loại thức ăn sống khác để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bệnh tiêu chảy cấp.

N. Huyền 

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !