Đà Nẵng đẩy mạnh cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt

Trong giai đoạn 2021-2025, Đà Nẵng đặt mục tiêu giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại và trên 80% tại các kênh phân phối truyền thống.

Từng bước thay đổi hành vi mua sắm

Từ ngày 3 – 5/12, tại khuôn viên siêu thị Coopmart Đà Nẵng, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tổ chức “Phiên chợ kết nối tiêu thụ hàng Việt - Đà Nẵng năm 2021”. Phiên chợ gồm 40 bàn trưng bày, giới thiệu, bán hơn 150 sản phẩm OCOP,sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm thương mại đặc trưng của gần 90 doanh nghiệp sản xuất tại Đà Nẵng và các tỉnh, thành như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Lắk, Bình Dương, Thừa Thiên Huế… 

Trước đó, từ ngày 12 – 14/11, Sở Công Thương Đà Nẵng phối hợp với phòng Kinh tế hạ tầng huyện Hòa Vang, tổ chức phiên chợ hàng Việt tại xã miền núi Hòa Bắc. Tại xã Hoà Bắc, hiện có khoảng 6.000 nhân khẩu, tuy nhiên, có tới 179 hộ nghèo, với gần 600 nhân khẩu. Chương trình đưa hàng Việt về tận xã, giúp người dân có cơ hội tiếp cận và sử dụng các mặt hàng chất lượng, giá cả đảm bảo. Sau phiên chợ hàng Việt tại xã Hòa Bắc, Sở Công Thương Đà Nẵng tiếp tục thực hiện 2 phiên chợ hàng Việt tại xã Hòa Ninh và xã Hòa Tiến.

Việc tổ chức các phiên chợ hàng Việt là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động thực hiện kế hoạch của UBND thành phố về đẩy mạnh hơn nữa thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn thành phố.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Qua 11 năm triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Đà Nẵng, Sở Công Thương và các tổ chức, đơn vị đã tổ chức được 96 lượt hội chợ, triển lãm, kết nối cung cầu hàng Việt. Trong đó, hội chợ hàng Việt thường niên luôn thu hút đông đảo các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố và từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước tham gia với quy mô từ 300 - 400 gian hàng, thu hút hàng chục nghìn lượt người dân đến tham quan mua sắm. 

Các chương trình kết nối cung cầu hàng Việt đã phát huy hiệu quả vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất với các đơn vị phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng. Đặc biệt, nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của thành phố như: bánh khô mè Bà Liễu, nước mắm Nam Ô, mây tre An Khê, tảo xoắn Mặt Trời Việt…. thông qua các chương trình kết nối này đã tìm kiếm được nhiều nhà phân phối, có mặt trên các kệ hàng của nhiều siêu thị, hệ thống bán lẻ hiện đại để đưa đến tay người tiêu dùng.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng có sự đóng góp và tham gia tích cực của các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại như siêu thị Coopmart Đà Nẵng, Lotte Đà Nẵng, Vissan thông qua chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất. Các đợt bán hàng lưu động đã dần trở thành một hoạt động xúc tiến thương mại thu hút đông đảo người dân địa phương, công nhân, người lao động đến tham quan mua sắm, tạo dựng hơn nữa niềm tin tiêu dùng đối với hàng Việt.

Người tiêu dùng về cơ bản đã có những chuyển biến mạnh mẽ hành vi ưu tiên mua sắm và sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước. Từ đó giúp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa thương hiệu Việt và phát triển thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

Nhiều mục tiêu cho giai đoạn tới

Theo Sở Công Thương Đà Nẵng, trên cơ sở những kết quả đạt được, trong giai đoạn 2021-2025, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sẽ tiếp tục được triển khai gắn với các hoạt động phát triển thị trường trong nước nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa Việt Nam”. Triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” phù hợp với tình hình thực tế của thành phố; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt đưa các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, nhất là các mặt hàng có thế mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố, đồng thời, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng hóa trên địa bàn với các doanh nghiệp, nhà phân phối trong cả nước nhằm đưa các sản phẩm thế mạnh, đặc trưng của thành phố đến tiêu thụ tại thị trường các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trong giai đoạn 2021-2025, Đà Nẵng đặt mục tiêu giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thương mại điện tử... và trên 80% tại các kênh phân phối truyền thống; trên 90% người tiêu dùng và doanh nghiệp thành phố biết đến Chương trình nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”; tiếp tục nghiên cứu nhân rộng mô hình Điểm giới thiệu, bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” tại địa bàn các quận, huyện thành phố.

Để đạt được các mục tiêu này, Đà Nẵng sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân trên địa bàn thành phố nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; hiểu, đánh giá đúng về khả năng sản xuất, chất lượng hàng Việt Nam và các sản phẩm “Tinh hoa hàng Việt Nam”, khả năng sản xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp Việt Nam, từ đó ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất tiêu thụ sản phẩm vào các kênh phân phối hiện đại trên địa bàn thành phố và các tỉnh, thành phố trên cả nước; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nhằm mở rộng kênh phân phối hàng Việt Nam tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa theo hướng bền vững.

Đặc biệt, thành phố thường xuyên nắm bắt, đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của thành phố, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đẩy mạnh các hoạt động đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như đẩy mạnh đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới bán hàng nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Ngọc Yến

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !