Hà Nội: Gợi ý đáp án thi vào lớp 10 chuyên Sinh năm học 2016 - 2017
Thạc sĩ Phạm Ngọc Hà ( Giáo viên dạy Sinh học THPT chuyên Nguyễn Huệ) |
Câu I
Câu I1. Các loài sinh vật trong quần xã cùng sống trong sinh cảnh, cùng khai thác nguồn sống chung:
Nguồn sống dồi dào, độ đa dạng của quần xã tăng
Nguồn sống khó khăn, độ đa dạng của loài giảm
Trong một sinh cảnh xác định khi số loài tăng lên, chúng phải chia xẻ nhau nguồn sống, do đó số lượng cá thể của mỗi loài phải giảm đi.
Các loài sinh vật có ổ sinh thái khác nhau sẽ có sự phân bố khác nhau trong quần xã nhằm giảm cạnh tranh và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
Ví dụ: phân bố theo chiều thẳng đứng ở quần xã rừng mưa nhiệt đới
Phân bố theo chiều ngang ở hải dương giữa vùng bờ và vùng khơi
I2. Hai quần thể động vật khác loài cùng sống trong một khu vực có điều kiện đồng đều đạng bị con người khai thác quá mức như nhau :
Quần thể có tiềm năng sinh học cao hơn sẽ khôi phục nhanh hơn. Tiềm năng sinh học thể hiện qua các đặc điểm sau: có chu kì sống ngắn, thời gian thành thục sớm, sinh sản nhiều, kích thước cơ thể nhỏ…
Các quần thể có tiềm năng sinh học thấp sẽ phục hồi chậm: chu kì sống dài, thành thục muộn, sinh sản ít, kích thước cơ thể lớn…
I3. Cơ chế điều chỉnh mật độ của quần thể về trạng thái cân bằng:
- Môi trường thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù, mức sinh sản tăng, mức tử vong giảm, nhập cư tăng. Số lượng cá thể của quần thể tăng
- Số lượng cá thể của quần thể tăng sau một thời gian, nguồn thức ăn thiếu hụt, nơi sống chật chội, … dẫn đến cạnh tranh cùng loài, mức tử vong tăng, mức sinh sản giảm, xuất cư tăng. Số lượng cá thể được điều chỉnh giảm xuống.
Câu II
II1. Đánh giá biện pháp bẫy để diệt chuột và biện pháp dùng ni long bao quanh bờ ruộng
- Chuột là loài sinh vật có tốc độ sinh sản tương đối nhanh
Nếu chỉ dùng biện pháp săn bắt để làm giảm số lượng trong khi nguồn thức ăn dồi dào (chuột vẫn dễ dàng tiếp cận nguồn thức ăn) thì khi số lượng chuột bị giảm, tốc độ sinh sản của chuột sống sót sẽ gia tăng nên số lượng chuột sẽ nhanh chóng tăng trở lại.
Ngược lại, nếu làm giảm sức chứa của môi trường, tức là hạn chế tối đa việc chuột có thể tiếp cận với nguồn thức ăn là lúa, thì kích thước quần thể sẽ giảm mạnh và bền vững. Do vậy, biện pháp dùng ni lông bao quanh ruộng lúa ngăn chặt triệt để chuột vào ruộng lúa sẽ đem lại hiệu quả hơn so với việc chỉ đơn thuần săn bắt chuột.
II2. Tại sao quần thể rừng mưa nhiệt đới có tính đa dạng, ổng định cao hơn quần xã sinh vật đồng ruộng:
Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng loài cao, lưới thức ăn phong phú, chuỗi thức ăn dài, nhiều loài rộng thực nên độ ổn định cao
Quàn xã đồng ruộng tính đa dạng thấp, lưới thức ăn kém phong phú, chuỗi thức ăn ngắn, nhiều loài hẹp thực nên độ ổn định kém hơn so với quần xã rừng mưa nhiệt đới.
II3. Sản lượng sơ cấp của hệ sinh thái tăng tức là sinh khối sinh vật sản xuất tăng. Thức ăn dồi dào nên số lượng cá thể loài gặm nhấm tăng. Khi đạt kích thước tối đa mật độ quần thể tăng làm tăng sự cạnh tranh cùng loài, thiếu không gian sống, kẻ thù tăng, dịch bệnh nhiều, mức sinh sản giảm, tử vong tăng, xuất cư tăng làm số lượng cá thể
Câu III
III1. Nguyên tắc bổ sung trong tái bản ADN:
Mạch của và mạch mới bổ sung theo nguyên tắc A- T, T- A, G- X, X- G
Sao mã: Mạch mới ARN bổ sung với mạch gốc của ADN: A- U, T- A, G- X, X- G
Dịch mã: bộ ba đối mã trên tARN bổ sung với bộ ba mã sao trên mARN theo nguyên tắc : A- U, U- A, G- X, X- G
III2. Gen tổng hợp rARN có trình tự lặp lại trung bình
Được sao chép lặp lại nhiều lần nên số lượng bản sao là lớn, do nhu cầu của tế bào
Gen mã hóa cho protein riboxom(gen cấu trúc) chỉ có một bản sao nhưng với sự cắt nối có thể tạo ra nhiều loại mARN
Việc tăng sản phẩm protein có thể được sử dụng chuỗi polixom (nhiều riboxom trên mARN)
Câu III3. Plasmid của vi khuẩn đáp ứng được yêu cầu cơ bản của vecto chuyển gen:
- plasmid có khả năng tự sao chép độc lập với ADN nhiễm sắc thể
- plasmid có khả năng gắn xen vào ADN nhiễm sắc thể của sinh vật chủ
- mang vị trí cắt giới hạn có thể dễ dàng gắn, chèn ADN vào vị trí này
- Chứa nhóm gen mang ưu thế chọn lọc ví dụ như gen kháng kháng sinh
- kích thước nhỏ dễ thu nhận lượng ADN tối đa và dễ biến nạp vào tế bào chủ.
IV. Biểu hiện của thoi vô sắc, màng nhân và nhân con trong quá trình nguyên phân
- Thoi vô sắc: được chuẩn bị tổng hợp từ pha G2 của kì trung gian cho đến kì đầu và giữa. Thoi vô sắc tạo điều kiện cho NST kép phân chia và đi về 2 cực của tế bào. Các chất ức chế hình thành thoi vô sắc trong nguyên phân(như conxixin) sẽ tạo đột biến đa bội thể.
- Nhân con chứa một vùng ADN mã hóa cho các loại rARN có nguồn gốc từ eo thứ cấp của NST: Tại kì đầu hạch nhân biến mất. Nhân con tổng hợp ARN ribosom rARN, giúp việc tạo ribosom, có vai trò quan trọng trong những tế bào sản ra nhiều protein. Nhân con tồn tại ở kì trung gian là giai đoạn có quá trình dịch mã diễn ra mạnh mẽ.
- Màng nhân: Biến mất tại kì đầu tạo điều kiện cho bộ máy phân bào hoạt động.
IV2. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất tại F1 vì F1 có tỉ lệ dị hợp cao nhất, sau F1 tỉ lệ dị hợp giảm dần.
Trong tự nhiên vẫn tồn tại hiện tượng giao phối cận huyết mà không dẫn đến thoái hóa giống(chim bồ câu) vì chúng mang kiểu gen đồng hợp không gây hại.
IV3. Lai thuận nghich nhằm xác định gen vai trò của bố mẹ. Nhờ phép lai thuận nghịch có thể phát hiện:
- gen thuộc NST thường hay giới tính
- Di truyền gen nhân hay di truyền tế bào chất
- Hoán vị gen ở giới đực cái(thí nghiệm của Moocgan)
Cái đỏ x đực trắng. F1 : 100% mắt đỏ, F2: 3 đỏ: 1 trắng
Gen mắt đỏ (A) trội hơn so với mắt trắng (a)
- Sử dụng phép lai nghịch: cái trắng x đực đỏ nếu F1 vẫn 100% mắt đỏ, F2: 3 đỏ: 1 trắng thì gen qui định màu mắt thuộc NST thường
P: AA x aa à F1: Aa (đỏ)à F2: 3 đỏ(A-): 1 trắng(aa)
- Nếu trong phép lai nghịch cái trắng x đực đỏ nếu F1 vẫn 1cái mắt đỏ: 1 đực mắt trắng, F2: 1 cái đỏ: 1 cái trắng: 1 đực đỏ: 1 đực trắng
Thì gen qui định màu mắt thuộc NST giới tính X
Pthuận : XA XA x XaY
F1: XA Xa : XAY
F2: XA XA : XAY : XA Xa : XaY
Pnghịch : Xa Xa x XAY
F1: XA Xa : XaY
F2: XA Xa : Xa Xa : XAY : XaY
Câu V.
1. Hội chứng tam nhiễm NST 21 ở người :
Trẻ mắc hội chứng Đao có khuôn mặt khá điển hình với đầu nhỏ, mặt bẹt, lưỡi thè, mắt xếch, mũi tẹt, cổ ngắn. Ngoài ra trẻ còn có thể có biểu hiện yếu cơ, bàn tay rộng và ngắn, ngón tay ngắn. Trẻ mắc bệnh này phát triển chậm, thường nhỏ con hơn các trẻ bình thường cùng độ tuổi và có biểu hiện chậm phát triển tâm thần từ nhẹ đến trung bình.
- Hội chứng tam nhiễm NST số 23:
XXY: Đột biến số lượng NST dạng thể ba ở cặp NST giới tính là hội chứng xảy ra ở trẻ trai có hai hoặc đôi khi nhiều hơn 2 nhiễm sắc thể giới tính X, mà vẫn có nhiễm sắc thể Ychân tay dài, thân cao không bình thường, tinh hoàn nhỏ, si đần, ko có con.
Hội chứng Siêu nữ (3X)
Đột biến số lượng NST có ba NST giới tính X
Bệnh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở nhiễm sắc thể giới tính nên gặp ở nữ
Vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng và dạ con không phát triển, si đần và thường không có khả năng có con.
Những người ở thể bệnh nhẹ thường khó phát hiện cho đến khi đi khám tìm hiểu nguyên nhân vô sinh ở giai đoạn trưởng thành.
Phân biệt thể tam bội (3n) và tam nhiễm (2n+1)
Thể tam bội (3n) là hiện tượng tự đa bội. Mỗi NST có 3 chiếc
Nguyên nhân: Do quá trình giảm phân không bình thường tạo ra giao tử mang bộ NST không giảm đi một nửa số lượng so với tế bào mẹ,ví dụ từ tế bào 2n qua giảm phân cho giao tử 2n, và sự kết hợp qua thụ tinh giữa các giao tử này với nhau hoặc với giao tử bình thường.
P: 2n x 2n
G: 2n n
F1: 3n
Thể tam nhiễm: 2n+1 là đột biến lệch bội một cặp NST có 3 chiếc
Nguyên nhân: Do rối loạn quá trình phân li hình thành giao tử ở một cặp NST nào đó giao tử n+1 kết hợp với giao tử bình thường n
2. Các loại giao tử
Bình thường: A và a
Rối loạn giảm phân I: Aa và 0
Rối loạn giảm phân 2: AA, aa và 0
Như vậy có các loại giao tử là A, a, Aa, AA, aa, 0
3.
a. đột biến 2n+1 trên NST thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến tương tự trên NST giới tính:
NST thường có kích thước lớn, chứa nhiều gen qui định các tính trạng của cơ thể hơn NST giới tính nên đột biến 2n+1 thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn.
Do sự bất hoạt một NST X (thể Barr)
b. Đột biến ba nhiễm ở các NST thường khác nhau thì mức độ gây hậu quả cũng khác nhau:
Do trong bộ NST vai trò của từng cặp NST là khác nhau, chứa các gen khác nhau nên khi đột biến ba nhiễm ảnh hưởng cũng khác nhau.
Câu VI
+) Biến dị tổ hợp là: sự tổ hợp lại các vật chất di truyền của bố mẹ (P) qua quá trình sinh sản.
+) Nguyên nhân: -Sự phân li độc lập của gen trong quá trình phát sinh giao tử.
- Do hiện tượng hoán vị gen.
- Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử khác nhau trong quá trình thụ tinh.
+) Tính chất: - Là biến dị di truyền
-Vô hướng, có thể làm xuất hiện những biến dị chưa thấy ở bố mẹ hay tổ tiên.
+) Vai trò: -Là nguồn biến dị thường xuyên và phong phú trong tự nhiên, có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình tiến hoá.
-Trong chọn giống, con người duy trì những kiểu gen tốt, loại bỏ những
kiểu gen xấu, nhằm đáp ứng những nhu cầu phức tạp và đa dạng trong cuộc
sống. Biến dị tổ hợp là nguồn biến dị quan trọng trong chọn giống.
2, Phân biệt:
+) Thường biến: - Là những biến đổi kiểu hình của cùng 1 gen trước những thay đổi của môi trường.
-Phát sinh trong đời sống cá thể dưới tác động của môi trường
-Không di truyền được.
+) Mức phản ứng: Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của 1 KG. (Giới hạn thường biến của kiểu gen)
-Mỗi kiểu hình phù hợp với 1 môi trường.
-Di truyền được vì mức phản ứng do gen quy định.
3, Giải thích: Do alen D và alen d là 2 alen trội không hoàn toàn và cùng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Nên chỉ con cái mới có kiểu gen XDXd tương ứng với kiểu hình vừa lông đen vừa lông hung dẫn đến hiện tượng tam thể.
Câu VII.
1, +) Ta có: (Tổng số nu trên B)+(Tổng số nu trên D) = 21600 – 18900 = 2700 (nu)
èTổng số tế bào sau nguyên phân: 21600:2700 = 8 = 23
Số lần nguyên phân là 3.
+) Lại có: -(Tổng số nu trên D):(Tổng số nu trên B) = 4:5
è Tổng số nu trên B = 1500(nu); Tổng số nu trên D = 1200(nu)
-Tổng số liên kết hidro trong 8 tế bào sau nguyên phân là 26600
è Tổng số lien kết hidro trong gen B và gen D là 26600:8 = 3325
-Gọi A1 là số nucleotit loại A của gen B
-Gọi G1 là số nucleotit loại A của gen B
-Gọi A2 là số nucleotit loại A của gen D
-Gọi G2 là số nucleotit loại A của gen D
è Ta có hệ phương trình
2xA1 + 2xG1 = 1500
2xA2 + 2xG2 = 1200
2xA1 + 3xG1 + 2xA2 + 3xG2 = 3325
2xA1 + 3xG1 - 2xA2 - 3xG2 = 475
A1=350= số T trên B
G1=400= số X trên B
A2=375= số T trên D
G2=225= số X trên D
2.
Phép lai 1: P thuần chủng F1 đồng tính trơn, F2 có tỉ lệ 3 trơn: 1 nhănà Qui luật phân li P: AA x aa
Phép lai 2: P thuần chủng F1 đỏ, cao. Nên hạt đỏ trội hơn hạt vàng, thân cao trội hơn thân thấp, F2 có hoa vàng, thân thấp= bbdd= 1/16. F2 có 16 sự tổ hợp giao tử, các gen phân li độc lập nên P: BBDD x bbdd
Phép lai 3: F2 3 cặp gen có tỉ lệ 9: 3: 3: 1 khác với sự tổ hợp (3 trơn: 1 nhăn)(9 đỏ, cao: 3 đỏ, thấp: 3 vàng, cao: 1 vàng, thấp)à liên kết gen
Có trơn luôn đi với thân cao, nhăn luôn đi với thân thấp chứng tỏ hai gen thuộc 1 NST và liên kết hoàn toàn
P: BB AD/AD x bb ad/ad