Gia tăng số vụ hàng Việt bị Mỹ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Số lượng vụ việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam gia tăng tương đối nhanh.

Ngày 22/12, Tạp chí Công Thương tổ chức Tọa đàm “Rủi ro và giải pháp hạn chế bị điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh với hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ”.

Các diễn giả tham gia tọa đàm. Ảnh: Xuân Bách

Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Hoa Kỳ là một trong số những quốc gia trên thế giới sử dụng một cách rất chủ động cũng như tích cực các công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước. Đây là một trong số những quốc gia có số lượng các vụ việc điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hàng đầu trên thế giới, là một trong những quốc gia tiến hành điều tra và áp dụng nhiều nhất các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Tính đến nay, đã có 51 vụ việc được Hoa Kỳ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, chiếm khoảng 1/4 số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó 22 vụ việc là điều tra chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.

“Trước đây, các vụ việc điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ chủ yếu tập trung vào hoạt động điều tra chống bán phá giá cá tra, cá basa hoặc tôm. Nhưng gần đây, số lượng vụ việc đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng gia tăng tương đối nhanh’, ông Trung nói.

Cũng theo ông Trung, điều tra chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại không chỉ điều tra những hành vi gian lận thương mại mà còn là điều tra để xem hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có hàm lượng giá trị gia tăng tạo ra tại Việt Nam lớn hay không. Đây là hoạt động điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, cho phép mở rộng biện pháp phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đã áp dụng với một nước thứ 3 sang áp dụng với Việt Nam nếu như đáp ứng những điều kiện cần thiết.

Một trong những vụ việc điều tra chống lẩn tránh đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam điển hình có thể kể tới là vụ liên quan đến các sản phẩm thép chống ăn mòn và thép cán nguội cách đây 3 - 4 năm.

Trong năm 2022, hàng hóa của Việt Nam tiếp tục là đối tượng của rất nhiều cuộc điều tra chống lẩn tránh từ Hoa Kỳ.

Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ảnh: Xuân Bách

Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lưu ý: Sau khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7/2018, Mỹ đã áp dụng mức thuế 25% cho 818 mặt hàng của Trung Quốc xuất sang thị trường này. Đây cũng là cơ hội cho hàng hoá Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang Mỹ. 

“Nếu so sánh kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2022 sang Hoa Kỳ sẽ thấy con số này tăng đến 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tăng thì các biện pháp phòng vệ thương mại mà Mỹ áp dụng cũng ngày càng tăng nhằm hạn chế và ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Hoa Kỳ ngày càng đưa ra nhiều quy định rất chặt về việc nhập khẩu vào thị trường này”, bà Hương phân tích.

Trao đổi thông tin tại tọa đàm, ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ dẫn con số thống kê xuất khẩu 11 tháng của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã đạt 101,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng tới gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra các nước trên thế giới. Trong năm 2022, số lượng các vụ việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá chống trợ cấp tăng cao, một trong những lý do là hàng của Việt Nam có cường độ cũng như tỷ trọng, giá trị tuyệt đối gia tăng rất nhanh.

Để hạn chế rủi ro bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ, ông Đỗ Ngọc Hưng khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường tìm hiểu pháp luật về các quy định về phòng vệ thương mại, nên tham gia các chương trình hội thảo, hoạt động trao đổi thông tin do cơ quan đầu mối là Cục Phòng vệ thương mại tổ chức.

Trong quá trình sản xuất và xuất khẩu phải luôn chú ý đến nguồn gốc nguyên liệu, không sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ các nước hiện đang bị áp dụng các biện pháp về phòng vệ thương mại; đồng thời phải tạo được giá trị gia tăng, giá trị thặng dư trên sản phẩm xuất khẩu, góp phần tăng giá trị xuất khẩu tuyệt đối, đồng thời hạn chế các vụ việc về phòng vệ thương mại.

Khi đã vướng vào các vụ việc điều tra, doanh nghiệp cần phải có sự chủ động, tích cực và khắc phục tâm lý e ngại, phải nhất quán thông tin cung cấp cho cơ quan điều tra.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao năng lực, hệ thống quản trị để góp phần hạn chế rủi ro bị điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh.

Nếu bị áp dụng các biện pháp về chống lẩn tránh, doanh nghiệp Việt sẽ rất khó xuất khẩu lại vào Hoa Kỳ.

Xuân Bách

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !