EVFTA thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng Việt sang EU

Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã giúp hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) tăng trưởng tích cực.

Mở cơ hội giao thương lớn

Ngày 20/12, Báo Công Thương tổ chức toạ đàm “Tăng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA”.

Các diễn giả tham gia tọa đàm do Báo Công Thương tổ chức. Ảnh: Xuân Bách

Chia sẻ thông tin tại tọa đàm, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên, Bộ Công Thương, nhấn mạnh: Chỉ một thời gian ngắn sau khi EVFTA có hiệu lực, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU đã tăng trưởng rất tích cực. Năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam - EU tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng mạnh, kể cả so với thời kỳ trước đại dịch Covid-19. Quá trình thực thi EVFTA đã hỗ trợ tích cực cho hàng hóa Việt Nam và EU tiếp cận thị trường của nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung của cả hai bên.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho biết: Kể từ tháng 8/2020, khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu Việt Nam đã tăng trưởng dương, trong khi 6 tháng trước đó tăng trưởng âm. Chuyển biến ấn tượng này có được là nhờ Việt Nam đã tận dụng tốt các ưu đãi từ EVFTA. Nhiều mặt hàng xuất khẩu sang EU tăng trưởng đạt trên 30%. So với nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) khác, tỷ lệ này không phải nhỏ.

Đánh giá cao kết quả đạt được, song ông Tô Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cũng lưu ý: EVFTA mở ra cơ hội giao thương rất lớn cho doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, khi vào thị trường EU, cần đầu tư bài bản, chú trọng đến sở hữu trí tuệ, quyền của người lao động…

“Một số nước trong khu vực ASEAN đang tích cực đàm phán với EU, nếu Việt Nam không tận dụng lợi thế của người đi trước thì sau này sẽ phải cạnh tranh rất quyết liệt. Doanh nghiệp cần phải nhanh chóng đầu tư theo chiều sâu, dành nguồn lực xứng đáng cho thị trường EU. Mỗi doanh nghiệp phải đảm nhận tốt phần của mình trong chuỗi cung ứng”, ông Nam nói.

Vẫn còn doanh nghiệp ngại xuất khẩu sang EU

Nhìn lại quá trình triển khai EVFTA, ông Ngô Chung Khanh thẳng thắn nhận định: Tỷ lệ doanh nghiệp, địa phương tận dụng hiệu quả EVFTA vẫn khá khiêm tốn. Sự kết nối giữa các chủ thể liên quan gồm các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và người dân còn tương đối hạn chế. Đáng chú ý, vẫn còn nhiều doanh nghiệp ngại xuất khẩu sang EU do chưa đủ năng lực, thiếu vốn, công nghệ, trong khi EU được cho là thị trường tiềm năng nhưng cũng nhiều rào cản kỹ thuật.

Mặt khác, kế hoạch thực thi EVFTA của Chính phủ, bộ, ngành… đều có mục hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng ưu đãi từ hiệp định này. Hầu hết các tỉnh/thành đều có báo cáo biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ lại áp dụng chung cho các doanh nghiệp, các biện pháp hỗ trợ còn dàn trải, chưa tập trung vào các ngành có thế mạnh và thực sự muốn tận dụng cơ hội từ EVFTA. Từ đó dẫn tới thực trạng là số doanh nghiệp đang cần tận dụng EVFTA thì chưa chưa chắc nhận được, trong khi doanh nghiệp ở lĩnh vực khác lại nhận được hỗ trợ.

Với góc nhìn của doanh nghiệp, ông Ngô Hoài Nam kiến nghị: Chính phủ cần có thiết chế bảo vệ doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia thương mại quốc tế; Bộ Công Thương cần thiết kế chính sách làm sao tạo động lực lớn hơn nữa cho doanh nghiệp, giúp họ có động lực chấp nhận chỉ số rủi ro lớn hơn khi bước vào sân chơi kinh tế thế giới.

Đặc biệt, “trước xu hướng chuyển đổi từ mua sắm truyền thống sang mua sắm thông minh đang tăng trưởng rất nhanh. Nếu không điều chỉnh chính sách phù hợp thì sẽ thua ngay trên sân nhà. Do vậy, trước mắt, Việt Nam cần giảm ngay các thủ tục, rào cản phi thuế quan trong xuất nhập khẩu, bởi hiện tại, so sánh với các nước xung quanh thì chi phí về thời gian, tiền bạc của Việt Nam vẫn cao hơn”, ông Nam khuyến nghị thêm.

Thời gian tới, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực để hỗ trợ đào tạo nhân lực, thông tin thị trường, tăng sự kết nối kinh doanh cho doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt khi tiếp cận thị trường EU.

Xuân Bách

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !