F88 phản ứng về nghi ngờ 'có người chống lưng’, trụ sở ở TP.HCM bị khám xét

Lãnh đạo của F88 vừa lên tiếng trước việc cơ quan chức năng khám xét trụ sở văn phòng tại TP.HCM và câu chuyện đồn đoán liệu "có người chống lưng" khi kinh doanh nghề nhạy cảm.

Lên tiếng sau khi trụ sở tại TP.HCM bị khám xét

Liên quan tới vụ việc cơ quan chức năng khám xét trụ sở văn phòng tại TP.HCM để phục vụ công tác điều tra, ông Phùng Anh Tuấn, Tổng Giám đốc F88 cho biết, sau khi nhận thông tin trên, Ban lãnh đạo công ty đã chỉ đạo các phòng ban có liên quan phối hợp với cơ quan chức năng cung cấp thông tin để điều tra làm rõ sự việc. 

“F88 rất lấy làm tiếc về sự việc này. F88 là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cho vay bằng hình thức cầm cố tài sản được cấp phép theo đúng quy định của pháp luật. Tất cả hoạt động của F88 được dựa trên quy trình, quy định chặt chẽ của công ty, dựa trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật. F88 cam kết có biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với các trường hợp nhân viên thực hiện không đúng quy trình của công ty, không tuân thủ các quy định của pháp luật”, ông Tuấn nói.

Hiện, F88 đang theo sát và phối hợp cung cấp thông tin với cơ quan chức năng để điều tra, làm rõ vụ việc. 

Nghi ngờ 'liệu có người chống lưng"?

Trước khi trụ sở F88 tại TP.HCM bị khám xét ít ngày, PV. VietNamNet có đặt câu hỏi với lãnh đạo F88 về việc, dư luận có những đồn đoán cho rằng F88 có ‘người chống lưng’ nên có những bước mở rộng nhanh chóng, gọi vốn ngoại dễ dàng.

Trả lời về vấn đề này, ông Phùng Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh  cho biết: “Không phải mới đồn đâu, từ lâu đã có những thông tin như thế và chúng tôi cũng quen rồi! Do chúng tôi kinh doanh một ngành nghề nhạy cảm trong xã hội, nên khi chúng tôi làm được thì mọi người không tin, nên đồn thổi. Chúng tôi chưa từng lên tiếng thanh minh vì chúng tôi tin vào lý tưởng và mô hình mà tập thể F88 đã dựng nên”.

Theo ông Tuấn, "F88 là doanh nghiệp được cấp phép hoạt động theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp luôn đảm bảo tuân thủ chính sách, đóng thuế và các nghĩa vụ đầy đủ cho ngân sách Nhà nước và được kiểm toán hàng năm bởi công ty kiểm toán quốc tế. Các quỹ quốc tế hoạt động khách quan, không có chuyện bị tác động bởi một ai đó, chỉ khi nào thấy cơ hội sinh lời, hay giá trị doanh nghiệp thì họ mới đầu tư".

“Có thể nói F88 được chống lưng bởi 5.500 nhân sự nên giúp chúng tôi phát triển tốt như vậy”, ông Tuấn khẳng định trước thời điểm xảy ra vụ việc khám xét văn phòng F88 tại TP.HCM ít ngày.

F88 kinh doanh ra sao?

Công ty F88 được thành lập vào năm 2013, có mạng lưới 830 chi nhánh trên toàn quốc, cung cấp không chỉ dịch vụ cho vay cầm cố mà còn phân phối bảo hiểm, thanh toán và chuyển tiền.

Mới đây, F88 thông báo đã huy động thành công khoản đầu tư 50 triệu USD (tương đương 1.185 tỉ đồng) trong vòng gọi vốn Series C với hai nhà đầu tư chính là Quỹ Việt Nam - Oman (VOI) và Quỹ Mekong Enterprise Fund IV (MEF IV). F88 đặt mục tiêu IPO vào năm 2024, khi đạt 1.400 chi nhánh và vốn hóa thị trường đạt 1 tỉ USD.

Liên quan tới kết quả kinh doanh của F88, ông Tuấn cho biết, trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng dư nợ và doanh thu trung bình khoảng 200%/năm. Tỷ lệ nợ xấu nằm trong mức kiểm soát tốt dưới 3%. 

F88 tập trung vào tăng trưởng hướng tới việc IPO năm 2024 với mục tiêu vốn hoá 1 tỷ USD. 

Vào lúc 10h00 sáng ngày 6/3, văn phòng F88 tại Chi nhánh TP Hồ Chí Minh có ghi nhận sự việc cơ quan chức năng tới trụ sở làm việc. Theo thông tin ban đầu, Cơ quan chức năng đang làm việc để thu thập thông tin phục vụ cho công tác điều tra liên quan đến một nhân sự của F88. 

Duy Anh

Bộ giao đàm phán giá điện sạch trước 31/3, EVN tiết lộ lý do không thể xong

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đến ngày 29/3, chỉ có 4/85 chủ đầu tư điện gió gửi hồ sơ đề nghị Công ty mua bán điện đàm phán giá điện.

Vietjet sắp mở đường bay Cần Thơ - Vân Đồn

Vietjet sẽ mở đường bay Cần Thơ - Vân Đồn (Quảng Ninh), kết nối hai khu vực kinh tế trọng điểm ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

Liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng chưa hiệu quả, còn tư duy cục bộ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong trong vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp. Nguyên do là vì nhận thức về vai trò liên kết vùng của chưa đầy đủ, còn tư tưởng cục bộ.

Thời dòng tiền khó toàn cầu, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang nhận 375 triệu USD

Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang nhận giải ngân 375 triệu USD trong bối cảnh toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn. Dòng vốn thế giới “mất hút” trên nhiều kênh do khủng hoảng và nhiều tổ chức tài chính đang lao đao.

Lương 0 đồng, tỷ phú Trần Đình Long quyết dừng đầu tư mới dù đã qua lúc khó nhất

Tỷ phú Trần Đình Long cho biết Tập đoàn Hòa Phát đã qua thời kỳ khó khăn nhất, nội lực rất tốt, giờ chỉ chờ sức cầu. HPG sẽ dừng các hoạt động đầu tư mới, cắt giảm đầu tư bất động sản và dồn lực cho dự án thép Dung Quất.

Khánh Hòa được định hướng thành trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế

Theo quy hoạch, Khánh Hòa sẽ là trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước về kinh tế biển.

Thắng lớn sau vụ bán vốn 1,5 tỷ USD, VPBank 'dè dặt' với kế hoạch lợi nhuận 2023

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (VPB) của ông Ngô Chí Dũng đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2023 khá khiêm tốn dù sẽ thu về 1,5 tỷ USD sau khi bán 15% vốn cho đối tác ngoại.

Từ mức cao chót vót, thanh trà Thái có giá rẻ như rau

Chỉ trong vòng 20 ngày, từ mức cao chót vót, giá thanh trà Thái lao dốc, rơi xuống mức rẻ khó tin.

Doanh nghiệp trông chờ 'cuộc cách mạng’ trong thủ tục xuất nhập cảnh

Sau nhiều trông đợi, Chính phủ đồng thuận sửa đổi chính sách visa theo hướng mở rộng danh sách các nước được miễn thị thực điện tử, tăng thời hạn lưu trú cho khách ngoại. Doanh nghiệp cho rằng đây sẽ là cuộc cách mạng trong thủ tục xuất nhập cảnh.

Bất ngờ đắt khách ở châu Á, 'hạt ngọc Việt' xuất sang một nước tăng tới 30.352%

Các khách hàng ở châu Á như Trung Quốc, Indonesia... bất ngờ tăng mua lượng lớn gạo Việt Nam. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đảo chiều tăng mạnh trong 3 tháng năm đầu năm nay.