Được mùa được giá, người dân Nga Sơn hối hả thu hoạch đặc sản 'dưa hấu Mai An Tiêm'

Hàng trăm hecta “dưa hấu Mai An Tiêm - Đặc sản Nga Sơn” đang được người dân địa phương hối hả thu hoạch. Năm nay vừa được mùa, được giá, trồng mỗi sào lãi hàng chục triệu, người trồng dưa hấu vô cùng phấn khởi.

{keywords}
Những ngày này, ở nhiều xã của huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), người nông dân đang bước vào vụ thu hoạch dưa hấu.
{keywords}
Dưa hấu ở huyện Nga Sơn được UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép sử dụng địa danh “Nga Sơn” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Dưa hấu Mai An Tiêm - Đặc sản Nga Sơn”.
{keywords}
Năm nay, dưa hấu Nga Sơn năng suất cao (được mùa - PV), 1 sào cho thu hoạch từ 1,5-1,7 tấn. Với giá bán dao động từ 8.000-9.000 đồng/kg (gấp đôi giá năm ngoái), trừ chi phí đầu tư, mỗi sào mang lại cho người trồng khoảng 10 triệu đồng.
{keywords}
Theo người dân địa phương, mùa dưa hấu bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch (chia làm 2 vụ gieo trồng).
{keywords}
Để thu hoạch dưa, các hộ dân cùng góp sức, góp công thu hoạch đổi cho nhau, nhập cho thương lái cũng nhanh hơn.
{keywords}
Bà Ngô Thị Thủy (xã Nga Trung, huyện Nga Sơn) chia sẻ, vụ gieo trồng dưa đầu của nhà bà mất khoảng hơn 70 ngày mới cho thu hoạch nhưng vụ sau chỉ mất hơn 50 ngày, với mỗi sào trừ các chi phí cũng thu lãi hơn 10 triệu đồng.
{keywords}
Người dân dùng xe kéo để vận chuyển dưa hấu từ ruộng lên khu vực tập kết nhanh chóng, đỡ bị dập. Có người dùng xe máy để kéo...
{keywords}
... cũng có nhiều hộ chỉ dùng sức người để kéo xe. Tranh thủ dưa được mùa, được giá, ai nấy đều hối hả, phấn khởi thu hoạch.
{keywords}
Theo thống kê của UBND huyện Nga Sơn, vụ dưa hấu năm nay, trên địa bàn gieo trồng hơn 200ha hiện đang đến thời kỳ thu hoạch.
{keywords}
Dưa hấu Nga Sơn gắn với truyền thuyết Mai An Tiêm (con nuôi của Hùng Vương thứ 18) và được vua gả Mị Nương (tức là nàng Ba Cho). Sau đó, do làm phật ý vua, gia đình Mai An Tiêm bị đầy ra đảo hoang (nay là vùng Nga Sơn, Thanh Hóa). Ở đây, tình cờ gây được giống dưa hấu quý nên ông được xem là ông tổ của nghề trồng dưa hấu ở Việt Nam.
{keywords}
 
{keywords}
Thương lái đến tận bờ ruộng để thu mua sản phẩm cho người nông dân rồi phân phối tới các tỉnh phía Bắc để tiêu thụ.
{keywords}
Cũng theo UBND huyện Nga Sơn, hiện nay chính quyền đã và đang xây dựng kế hoạch để đưa thương hiệu “Dưa hấu Mai An Tiêm-Đặc sản Nga Sơn” thành sản phẩm OCOP.
{keywords}
Theo người dân địa phương, dưa hấu Nga Sơn quả to, tròn đều và màu sắc đẹp do được trồng trên đất cát.

Trần Nghị

 

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !