Đối diện với già hoá dân số, làm thế nào để hỗ trợ người cao tuổi?
Vào những năm 1990, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam chỉ chiếm 7,2% dân số thì đến năm 2011 tỷ lệ này là 10%, dự báo đến năm 2038 người cao tuổi tăng gấp 3 lần trong 24 năm tương đương 20% dân số. Để chuẩn bị cho giai đoạn già hoá dân số, Chính phủ Việt Nam kế hoạch dài hạn đã tập trung xây dựng vào 6 lĩnh vực: y tế và ăn uống, nhà ở và môi trường, việc làm, dịch vụ vào bảo trợ xã hội, nâng cao hiểu biết của người cao tuổi.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng đang nghiên cứu, hướng tới sửa đổi Luật người cao tuổi và Luật Việc làm theo hướng 4 trụ cột già hoá tích cực. Bộ cũng đánh giá chương trình Quốc gia người cao tuổi từ năm 2012 đến năm 2020. Kết quả của chương trình này đã có nhiều tích cực ví dụ như 100% người cao tuổi khi ốm đau được khám chữa bệnh và chăm sóc ở cộng đồng, theo BHXH Việt Nam có 96% người cao tuổi có BHYT, có nhiều bệnh viện lão khoa, giường bệnh bố trí cho người cao tuổi. 100% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, nhà dột nát.
Tuy nhiên, mục tiêu khó đạt được là 50% người cao tuổi được tham gia hoạt động sản xuất người kinh tế, được hỗ trợ vay vốn và tạo công ăn việc làm, được hướng dẫn kinh doanh, dạy nghề chuyển giao công nghệ. Mục tiêu 80% các phường xã có quỹ hỗ trợ chăm sóc phát huy vai trò của người cao tuổi vẫn chưa đạt được.
Thời gian qua, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã làm việc với Trung ương Hội người Cao tuổi Việt Nam về vấn đề an sinh cho người cao tuổi. Trong 5 năm qua, đời sống của người cao tuổi Việt Nam đã có nhiều bước tiến mới, công tác chăm sóc cho người cao tuổi được đẩy mạnh. Hơn 3,2 triệu người cao tuổi được hưởng chế độ BHXH, 1,9 triệu người hưởng trợ cấp Bảo trợ xã hội hàng tháng, người già từ 75 tuổi – 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ hàng tháng tăng 4 lần so với trước.
Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người già tăng cao, người già cô đơn cần chăm sóc cũng nhiều hơn trước vì vậy đòi hỏi chế độ chăm sóc an sinh cho người cao tuổi tăng lên và thách thức hơn nữa. Bộ Lao động Thương binh và xã hội cùng với Hội người cao tuổi Việt Nam đã tổng kết, sửa đổi Luật người cao tuổi chính sách trợ cấp, trợ giúp và phát huy vai trò của người cao tuổi. Ngoài ra, các cơ quan này cũng xây dựng chương trình quốc gia hành động về người cao tuổi trong giai đoạn từ năm 2021 tới năm 2030
Theo ông Phan Văn Hùng – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam hiện vấn đề an sinh xã hội cho người cao tuổi là vấn đề lớn vì Việt Nam có khoảng 12 triệu người cao tuổi, đến năm 2036 Việt Nam chính thức bước vào nước dân số già. Hiện chúng ta đang đặt ra thách thức lớn trong phát triển kinh tế xã hội, chính trị kinh tế và cả con người.
Vấn đề an sinh xã hội cho người già được Đảng và Nhà nước quan tâm, Việt Nam có hẳn Luật Người cao tuổi, trên thế giới rất ít quốc gia có Luật Người cao tuổi. Ngoài ra còn có nhiều văn bản, chỉ thị, nghị định của chính phủ về Người cao tuổi… nhờ đó người cao tuổi được hưởng nhiều chính sách như trợ cấp cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên và hiện đã xuống tuổi 75 cho từng vùng với mức thấp nhất 360 nghìn đồng. Hiện có khoảng 95% người cao có BHYT, người cao tuổi còn được miễn giảm phí như phí thăm quan, phí tàu xe. Tuy nhiên, mức này còn thấp vì nước ta là nước đang phát triển. Nhiều tỉnh và địa phương đã có đề xuất trợ cấp từu 70 tuổi nhưng ngân sách còn hạn chế. Nhiều địa phương người già đều không có lương hưu, có những người già làm tới khi chết và đời sống rất khó khăn vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần quan tâm hơn nữa vấn đề an sinh cho người cao tuổi.
Ông Hùng cho rằng chúng ta cần tăng cường các vấn đề an sinh xã hội cả về tài chính và thể chất cho người cao tuổi để giảm nguy cơ bệnh tật, phát huy vai trò của người cao tuổi trong đời sống xã hội. Cần thay đổi các chính sách đồng bộ tạo điều kiện cho người cao tuổi được hỗ trợ mọi mặt từ thể sức khoẻ tới kinh tế.
Khánh Chi