Dấu ấn Việt Nam trong các vấn đề quốc tế

Việt Nam đã tích cực tham gia các vấn đề mang tính quốc tế như sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Trong chuyến thăm tới Việt Nam vào tháng 10, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) António Guterres đã có nhận định rằng “Từ một đất nước bị chiến tranh tàn phá và bị cô lập trên trường quốc tế cách đây vài chục năm, Việt Nam ngày nay là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển năng động nhất trên thế giới, cùng nhiều thành tựu trong việc đảm bảo và nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân". 

Theo Brussels Times, trên thực tế, không chỉ chăm lo đời sống cho người dân trong nước, Việt Nam còn tham gia nhiều chương trình của LHQ, và trở thành thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế. Trong số đó, Việt Nam đã cử lực lượng quân đội và cảnh sát tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của phái bộ LHQ vào năm 2014. Gần nhất là vào tháng 10/2021, Việt Nam đã cử các sĩ quan đi làm việc tại phái bộ LHQ ở Nam Sudan và Trung Phi.

Nữ chiến sĩ Việt Nam tham gia phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại châu Phi. (Ảnh: Brussels Times) 

Theo Thông tin từ Cục Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam, từ tháng 6/2014 - 8/2022, Quân đội đã cử 512 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và Trụ sở LHQ. 

Việc tham gia hoạt động GGHB LHQ khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của LHQ đối với cộng đồng quốc tế. Nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện trách nhiệm của quốc gia thành viên đối với lĩnh vực GGHB LHQ sẽ góp phần thiết thực vào việc giải quyết các vấn đề an ninh, bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới; đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước, nâng cao uy tín, vị thế của Quân đội và tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong thời gian làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021, Việt Nam được đánh giá cao về việc thông qua Tuyên bố của Chủ tịch nước về Hiến chương LHQ, tái khẳng định cam kết đối với chủ nghĩa đa phương. Ở khu vực, Việt Nam đã thể hiện vai trò tích cực thông qua việc thúc đẩy gắn kết và đối phó hiệu quả với các thách thức chung của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam SA (ASEAN).

Những thách thức mang tính toàn cầu bao gồm biến đổi khí hậu, ô nhiễm và suy thoái môi trường cũng đang là những mối quan tâm lớn đối với Việt Nam.

An ninh năng lượng đã trở thành vấn đề toàn cầu và buộc nhiều quốc gia phải điều chỉnh việc sử dụng năng lượng hóa thạch để giảm phát thải khí nhà kính. Việt Nam đã phấn đấu trở thành thành viên tích cực của khuôn khổ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) do nhóm G-7 khởi xướng bằng cách tiếp tục cam kết tiến tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, loại bỏ than đá vào năm 2040, chấm dứt nạn phá rừng và giảm phát thải khí metan vào năm 2030 .

Nhân chuyến tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị Cấp cao EU - ASEAN diễn ra tại Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Italy, Canada, Nhật Bản, Na Uy và Đan Mạch và EU đã thông qua tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). 

JETP sẽ huy động 15,5 tỉ USD nguồn tài chính từ khối tư nhân và chính phủ trong 3 - 5 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh của Việt Nam khỏi điện than.

Thỏa thuận JETP được đánh giá sẽ giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu trung hòa carbon đầy tham vọng vào năm 2050, đẩy nhanh việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch.

Việt Nam là quốc gia thứ 3 sau Nam Phi và Indonesia ký thỏa thuận này với các đối tác quốc tế.

Đáng nói, vào tháng 10 năm nay, Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023 - 2025. Điều này thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Với vai trò mới, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp vào việc thúc đẩy nhân quyền trên thế giới dựa trên cơ sở hợp tác và đối thoại.

Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 - 2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số 14 nước thành viên mới.

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !