Cụ bà 75 tuổi chiến thắng bệnh ung thư bằng tâm lý vui vẻ, kiên cường

Bà Phạm Lũng Hà (trú tại TP.Hải Phòng) điều trị khỏi bệnh ung thư trực tràng gần 4 năm, dù đã 75 tuổi nhưng bà vẫn rất khỏe mạnh, là 'chiến binh' cổ vũ tinh thần cho những người đồng bệnh.

 

Thấy 4 dấu hiệu này chị em phụ nữ cẩn trọng với căn bệnh ung thư nguy hiểm

Thấy 4 dấu hiệu này chị em phụ nữ cẩn trọng với căn bệnh ung thư nguy hiểm

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh lý ung thư nguy hiểm nhất ở phụ nữ. Bệnh còn được gọi là “sát thủ thầm lặng” vì bệnh nhân ít có biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn đầu.

Điều trị bệnh một cách vui vẻ

Từ giữa tháng 5/2017, bà Hà bắt đầu vật lộn với cuộc chiến đấu chống căn bệnh ung thư trực tràng: xét nghiệm, xạ trị tiền phẫu thuật, phẫu thuật và hóa trị bổ trợ.

Trong hơn 1 năm bà phải phẫu thuật 2 lần (một lần mổ nội soi cắt 15 cm trực tràng, một lần mổ hở, bỏ hậu môn nhân tạo, nối lại ruột). Lúc đó ngoài 70 tuổi nhưng bà vẫn vượt qua bệnh tật một cách 'phi thường'.

Bà Hà trải qua 12 liệu trình, cứ 5 ngày đi hóa trị, về nghỉ bồi dưỡng 10 ngày, rồi lại đi hóa trị. Khám sức khỏe trước khi hóa trị, lần nào sức khỏe của bà cũng đảm bảo.

{keywords}
Bà Phạm Lũng Hà (Hải Phòng) một người đã điều trị khỏi bệnh ung thư. 

Ở viện, mùa hè cũng như mùa đông lúc thì 2 người 1 giường, lúc thì 2 giường 5 người để nằm truyền hóa chất nhưng bà vẫn khắc phục được cảm thấy thoải mái, vui vẻ không than vãn, không trách móc.

Với bà, tâm lý lạc quan chính là chìa khóa để chiến đấu với bệnh ung thư. Đến tháng 4/2018, bà Hà được xuất viện. Hiện nay, bà Hà chỉ còn phải đi kiểm tra định kỳ, sức khỏe đã ổn định.

Theo bà, cách tốt nhất là ăn uống bồi dưỡng đủ chất để đủ hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu; để đủ sức khỏe khi hóa trị, không bị nghỉ ngắt quãng, ảnh hưởng đến phác đồ điều trị. Đồng thời khi có các phản ứng phụ thì xin ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị của mình.

Giữa rừng thông tin về bệnh ung thư, trên mạng cũng có, ngoài đời cũng có, bà Hà vẫn vững tin với quan điểm đừng nghe ai, nếu họ không phải chuyên môn ngành y mà hướng dẫn bạn về cách chữa bệnh.

Trong hội nhóm những người đồng bệnh, bà Hà thấy có nhiều người đã hỏi nên chữa bệnh ung thư như thế nào, rồi đi nghe theo những người không có chuyên môn, họ khuyên răn chữa theo những phương pháp chưa được ai công nhận và xác nhận là điều trị được bệnh ung thư như: dùng thuốc nam, thuốc Đông y, uống lá này, lá kia… Lúc đó bà Hà chỉ thở dài và cho rằng chính người bệnh đã mất đi cơ hội điều trị của mình, bắt đền ai.

Việc điều trị xong ở bệnh viện mới là đi nửa chặng đường chữa bệnh, bà Hà cho rằng chặng đường còn lại do mỗi bệnh nhân tự quyết định. Nghe theo lời khuyên của các bác sĩ, bà Hà rất chịu khó tập luyện và vận động.

Nhiều bệnh nhân nữ kiên cường

Những ngày tháng ở Bệnh viện điều trị ung thư, bà Hà nhìn thấy rõ hình ảnh người phụ nữ Việt Nam kiên cường trong bệnh viện, nơi mà cuộc chiến đấu với bệnh tật đã và đang diễn ra với biết bao khó khăn, nhọc nhằn, gian khổ. Hình ảnh kiên cường chiến đấu với bệnh tật của những người phụ nữ trong bệnh viện khiến bà Hà luôn cảm thấy tự hào.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Một cụ bà 85 tuổi, đến từ Thái Bình, người bé nhỏ, đến bệnh viện để phẫu thuật. Vì lý do sức khỏe, trước khi phẫu thuật bệnh viện yêu cầu gia đình phải tiếp cho cụ 3 bịch máu. Tiếp xong máu, cụ cũng làm các thủ tục trước khi phẫu thuật như mọi người - uống 3 lít nước hòa với 3 gói bột, để vệ sinh đường ruột. Trong khi nhiều bệnh nhân nữ trẻ tuổi còn nhăn nhó mà chưa uống hết được đủ 3 lít nước này, thì cụ cứ lặng lẽ uống rất nhanh chóng.

Rồi phải tắm vào buổi sáng trước khi đi mổ, tắm xong thì hơi lạnh, cụ lại lặng lẽ khoác chiếc ga giường cho đỡ lạnh, ngồi trên giường, chờ đến lượt lên bàn mổ. Điều gây ấn tượng với mọi người là tuy rất cao tuổi và phải đối mặt với mọi thử thách của một bệnh nhân trước khi lên bàn mổ, nhưng cụ không hề kêu ca, phàn nàn điều gì với con cháu. Cụ cứ lặng lẽ làm theo quy định rất nghiêm túc. 

Hay 1 bệnh nhân nữ là nông dân quê ở vùng biển tỉnh Quảng Bình có thân hình bé nhỏ, chiều cao khoảng 1m45, cân nặng khoảng hơn 40kg, nhưng qua từng lần xét nghiệm trước khi vào từng chu kỳ hóa trị, bệnh nhân đều đảm bảo về sức khỏe.

Lần hóa trị cuối cùng, do không tìm được tĩnh mạch để chọc kim ở tay. Điều dưỡng viên phải chọc kim ở chân để truyền. Khi đi lại trong phòng hay đi vệ sinh, bệnh nhân đều phải lò cò, nhưng vẫn rất vui vẻ. Tâm lý đi điều trị ung thư như đi nghỉ dưỡng, không hề thể hiện điều gì khó khăn hay mệt nhọc của người bệnh. Những nghị lực của bệnh nhân này cũng giúp nhiều người khác vui vẻ hơn, quên đi đau đớn bệnh tật.

Từ những câu chuyện nghị lực của mình, của các bệnh nhân ung thư khác, bà Hà luôn luôn thổi lửa cho cộng đồng ung thư Việt Nam với mong muốn các bệnh nhân vui vẻ chiến đấu bệnh tật, tin tưởng vào các phương pháp điều trị khoa học. Mỗi khi có dịp, bà Hà lại chia sẻ câu chuyện chiến đấu ung thư của mình cũng như của những người bệnh bà chứng kiến, họ đã vào viện với tâm thế không sợ hãi, bình tĩnh, lạc quan.

Khánh Chi  

Nuốt nghẹn, khàn giọng cần nghĩ đến bệnh này

Nuốt nghẹn, khàn giọng cần nghĩ đến bệnh này

Người bị ung thư tuyến giáp thường có khối u ở cổ, bị khàn giọng và xuất hiện u giáp trạng, u có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt có thể nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt.

 

 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !