Cơ hội quảng bá hình ảnh một Việt Nam 'bình thường mới' thông qua ABAC 2022

Từ ngày 26 – 29/7/2022 tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh sẽ diễn ra kỳ họp lần thứ 3 Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC năm 2022 (ABAC 2022).

Sau hai kỳ họp lần lượt tại Singapore vào tháng 2/2022 và Canada tháng 4/2022, kỳ họp thứ 3 của ABAC có chủ đề “Nắm bắt - Tham gia - Kiến tạo” (Embrace – Engage - Enable). Với mong muốn nắm bắt những cơ hội khi thế giới đã kết nối trở lại; kiến tạo thông qua hợp tác đưa ra những ý tưởng, sáng kiến; và tham gia vào chuyển đổi số, phát triển bao trùm và bền vững.

“Những chủ đề được thảo luận trong Kỳ họp 3 là những vấn đề được cộng đồng doanh nghiệp khu vực đặc biệt quan tâm, hướng đến phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu. Đặc biệt, kỳ họp này của ABAC là sự kiện quan trọng để Hội đồng xây dựng báo cáo khuyến nghị của doanh nghiệp gửi lên các Bộ trưởng phụ trách Tài chính, các Bộ trưởng phụ trách Thương mại, các Thống đốc Ngân hàng và chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Đối thoại giữa Lãnh đạo APEC với ABAC tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2022 vào tháng 11/2022 tại Thái Lan.”, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết.

Dự kiến kỳ họp ABAC 3 sẽ thu hút khoảng 200 đại biểu tới từ các nước thành viên APEC, trong đó có các quan chức cao cấp APEC, các Chủ tịch, CEO của các tập đoàn lớn tầm cỡ toàn cầu,...

{keywords}
Họp báo giới thiệu kỳ họp III ABAC 2022 do VCCI tổ chức sáng 12/07 tại Hà Nội.

ABAC gồm đại diện của 21 nền kinh tế thành viên. Mỗi nền kinh tế APEC được chỉ định tối đa 3 đại diện, lựa chọn từ khu vực kinh tế tư nhân để tham gia ABAC. Tại Việt Nam, các thành viên của ABAC được Chính phủ bổ nhiệm gồm 03 thành viên chính thức: Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, Chủ tịch Tập đoàn SOVICO Nguyễn Thanh Hùng, và Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn Đặng Thành Tâm.

Theo Chủ tịch VCCI, kỳ họp 3 của ABAC là sự kiện lớn và có ý nghĩa kinh tế - thương mại quan trọng, là nơi tập trung nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu, lãnh đạo của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư uy tín và có ảnh hưởng lớn trong khu vực. Do đó, việc  đăng cai kỳ họp 3 của ABAC sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu như:

Thúc đẩy những ưu tiên của Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu ứng phó bệnh dịch, phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững; Là dịp để Việt Nam thể hiện là điểm sáng của đầu tư quốc tế trong thời kỳ “bình thường mới” với những chính sách đầu tư an toàn, cởi mở, hấp dẫn; chính phủ kiểm soát dịch bệnh một cách hiệu quả; đồng thời thể hiện tinh thần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; Nâng cao vị thế Viêt Nam trong ABAC nói riêng và APEC nói chung; hỗ trợ cho các nỗ lực của Việt Nam trong việc vận động quốc tế để Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch APEC năm 2027. 

{keywords}
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC), APEC đã đưa ra những biện pháp rất mới, cách tiếp cận mới trong việc phục hồi kinh tế như thúc đẩy nền kinh tế số, thúc đẩy thương mại điện tử, thúc đẩy tự do thương mại, dỡ bỏ các rào cản thương mại để khôi phục sản xuất, kinh doanh, tránh bị đứt gãy các chuỗi sản xuất. Các sáng kiến của Hội đồng tư vấn Kinh doanh APEC đã đem lại lợi ích vô cùng to lớn và quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp

“Cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi nhận thấy đây là thời điểm có nhiều xáo trộn, nhưng cũng mang đến cơ hội lớn. Chúng ta có thể tận dụng sức mạnh tổng hợp từ việc tham gia tập thể, chấp nhận những thách thức và tạo điều kiện cho cộng đồng của chúng ta, để nhận ra toàn bộ tiềm năng của khu vực của chúng ta.”, bà Nguyễn Thị Thu Hương nói.

Nhân dịp này, VCCI phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức 2 hoạt động quan trọng, đó là Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Quảng Ninh nhằm quảng bá môi trường đầu tư kinh doanh và các cơ hội hợp tác của tỉnh.  Hoạt động thứ hai là Diễn đàn kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông, hướng đến liên kết 4 địa phương dọc theo con đường cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu Móng Cái. Tham dự các sự kiện này có các doanh nghiệp APEC, các doanh nghiệp trong nước, đại diện một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

21 nước thành viên APEC hội tụ 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản); 9 thành viên Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) (Australia, Canada, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Mỹ). 

APEC có tổng dân số 2,9 tỷ người (38% dân số thế giới), GDP của các thành viên gộp lại sẽ đạt tương đương 62% tổng GDP toàn cầu (52 nghìn tỷ USD), 50% thương mại thế giới, đã khẳng định được vị thế và vai trò đầu tàu của khu vực.

Mỗi nền kinh tế APEC được chỉ định tối đa 3 đại diện, lựa chọn từ khu vực kinh tế tư nhân để tham gia ABAC. Thành viên ABAC sẽ do nguyên thủ nền kinh tế APEC chính thức bổ nhiệm. Thành viên được bổ nhiệm sẽ đại diện cho khu vực kinh tế tư nhân ở mọi cấp độ, bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Tuân Nguyễn

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !