Ngân hàng thế giới: Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP

Ngân hàng thế giới (WB) dự đoán Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất so với các nước thành viên khác tham gia RCEP.

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam được dự đoán là quốc gia hưởng mức tăng thu nhập và thương mại cao nhất trong số các nước thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Mức thuế quan nhập khẩu trung bình do Việt Nam áp đặt giảm từ 0,8% xuống 0,2%. Ngoài ra, thuế quan đối với hàng xuất khẩu cũng đã giảm từ 0,6% xuống 0,1% trong giai đoạn từ năm 2000 – 2035, theo WB.

{keywords}
Việt Nam được đánh giá là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP. 

Theo The Star Online, trong kịch bản lạc quan nhất, khi tất cả các điều khoản có lợi được áp dụng, Việt Nam, quốc gia đang được mệnh danh là ngôi sang đang lên ở Đông Nam Á, được dự báo hưởng lợi nhiều nhất trong số các nước thành viên của RCEP. 

Cụ thể, thu nhập ở Việt Nam tăng 4,9% so với mức cơ bản, cao hơn tất cả các nước thành viên khác trong RCEP chỉ có mức thu nhập tăng 2,5%.

Báo cáo của WB nhấn mạnh tất cả các nước thành viên RCEP đều sẽ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó, thương mại ở Việt Nam cũng được kỳ vọng tăng mạnh nhất trong khối với xuất khẩu tăng 11,4% và nhập khẩu là 9,2% so với mức cơ bản.  

Ngoài ra, các lĩnh vực được ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất là sản xuất phương tiện cơ giới với 18,6%, tiếp theo là dệt may 16,2% và may mặc 14,9% nhờ cắt giảm các biện pháp phi thuế quan.

Ngay cả trong kịch bản chỉ thực hiện cắt giảm thuế quan, tác động xảy đến với nền kinh tế Việt Nam là không đáng kể, với mức tăng thu nhập thực tế gần bằng 0. Cũng trong kịch bản này, thương mại của Việt Nam sẽ giảm nhẹ so với mức cơ sở, xuất khẩu và nhập khẩu đều thu hẹp 0,3%. Nguyên nhân là do Việt Nam đã được hưởng thuế suất tương đối thấp nhờ các hiệp định thương mại tự do khác.

Theo báo cáo của WB, RCEP đang tạo cơ hội thúc đẩy tăng trưởng và hỗ trợ phục hồi cho các nước thành viên RCEP hậu dịch bệnh Covid-19.

Trong đó, Việt Nam và Malaysia là những nước được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP. Điển hình, RCEP sẽ giúp Việt Nam tiếp cận thị trường tiêu dùng có quy mô lớn gấp đôi so với các thị trường trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nguyên nhân là do các nước thành viên trong RCEP có cả Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Song Việt Nam cũng cần phải nâng cao tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu cao hơn và cạnh tranh lớn hơn.

Một lợi thế khác từ RCEP là tạo ra sự bình đẳng hơn trong thị trường việc nhờ hoạt động mở rộng các ngành nghề tuyển nhân công nữ như dệt may, điện tử và một số ngành dịch vụ. Lương của nhân viên nữ được dự báo cũng sẽ tăng nhanh hơn so với lao động nam giới mà nhất là ở Việt Nam, theo WB.

Khoảng 50% dân số trong RCEP tương đương 1,1 tỷ người cũng đang đóng góp từ 10 USD/ngày trở lên dựa trên sức mua.

RCEP có thể giúp tăng số lượng người gia nhập tầng lớp trung lưu lên thêm 27 triệu ở tất cả các nước thành viên tính đến năm 2035. Trong đó, Việt Nam được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi có thêm 1,7 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu, theo WB.

Báo cáo của WB cho hay việc đơn giản hóa các thủ tục như hải quan và  quy tắc xuất xứ cũng sẽ giúp giảm bớt tình trạng quan liêu, cho phép có thêm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tham gia.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm 98% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam và đóng góp 40% cho GDP. Do đó, RCEP đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam gia tăng chuỗi giá trị.

Báo cáo của WB nhấn mạnh thêm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đến từ cam kết sâu hơn và bao quát hơn trong việc tiếp cận các thị trường mà đặc biệt là thị trường Trung Quốc thông qua thương mại nội khối RCEP, các quy tắc chung về xuất xứ và cởi mở hơn đối với hàng hóa và dịch vụ.

RCEP không chỉ là một thỏa thuận thương mại tự do đơn thuần mà thực sự là một thỏa thuận toàn diện. RCEP dựa trên “kiềng ba chân” gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và thương mại điện tử, được cụ thể hóa bằng một văn kiện dài hơn 14.000 trang với 20 chương, cùng với các phụ lục và lịch trình.

RCEP sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. RCEP cũng sẽ cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân, khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận mà không cần đáp ứng những yêu cầu riêng biệt của mỗi nước. 

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !