Cô gái Mường khởi nghiệp thành công với món ăn nổi tiếng Phú Thọ

9X người Mường Nguyễn Thị Thu Hoa khởi nghiệp với món thịt chua Phú Thọ, từng nhiều lần đổ đi bao mẻ thịt vì thất bại, giờ đây sản phẩm của cô có mặt tại 7.000 điểm bán hàng với 10.000-15.000 nghìn hộp thịt sản xuất mỗi ngày..

Nhắc đến sản phẩm thịt chua Trường Foods có lẽ nhiều người cũng biết đến cái tên Nguyễn Thị Thu Hoa - cô gái người Mường năm nay tròn 30 tuổi.

Chị Hoa mới chỉ tốt nghiệp THPT nhưng nhờ bản lĩnh dám làm, dám tìm tòi, dám đổi mới và kiên định với những gì mình chọn nên chị mới đạt được thành công, tạo công việc cho hàng trăm người lao động ở khu vực Phú Thọ.

Nói về hành trình khởi nghiệp của mình, chị Hoa cho biết khi các bạn cùng trang lứa còn đi học, đi chơi thì 18 tuổi chị đã lập gia đình.

Hành trình khởi nghiệp của cô gái 18 tuổi là thời gian vô cùng vất vả

Sau khi về nhà chồng, chị cùng với hai người chị chồng được mẹ chồng truyền lại cho nghề làm thịt chua truyền thống của gia đình, thời điểm đó ở Phú Thọ mới có rất ít nhà làm thịt chua. 

“Lúc đó, mỗi ngày gia đình chồng tôi chỉ làm có vài chục hộp và làm thịt chua không có công thức. Tôi được truyền cho nghề làm thịt chua nhưng chỉ được áng công thức theo kiểu "1 nắm, 2 nắm, 1 bốc, 2 bốc".

Chính vì không có công thức nhất định nên chất lượng không được đồng đều, lúc thì bị khách hàng kêu hộp thịt nhạt quá, rồi chua hay hơi ngọt. 

Tôi nghĩ rằng muốn làm lâu dài thì chất lượng phải ổn định và tôi bắt đầu tập trung toàn bộ nguồn lực cũng như thời gian để tìm công thức chuẩn cho thịt chua hàng loạt nhưng phải giữ được hương vị truyền thống” chị Hoa kể.

Sau nhiều lần phải đổ thịt đi vì thử nghiệm không thành công thì chị Hoa cũng tìm ra công thức chuẩn

Chị Hoa cho biết, thịt chua khác những sản phẩm khác là lên men từ thính và nhiệt độ, phải chọn loại thịt mới mổ cầm trên tay còn nóng.

Và chị Hoa đã mất gần 2 năm và phải đến vài chục lần thay đổi công thức cũng như gia vị. Trong quá trình này không biết bao nhiêu mẻ thịt đổ đi vì sản phẩm thử nghiệm làm ra không ăn nổi, thậm chí cho những người nuôi cá họ cũng không muốn lấy.

Đến năm 2011, với số tiền thu được là lợi nhuận nửa năm, chị Hoa dành cả cho việc thí nghiệm ra công thức chuẩn.

Nguyên liệu thịt chua Trường Food sản xuất là thịt lợn sạch được nuôi theo tiêu chuẩn VietGap

“Tôi không đếm nổi bao nhiêu lần có 2-3 ngày không ngủ, hoặc không đếm nổi bao nhiêu ngày chỉ ngủ 2-3 tiếng trong cả quá trình thử nghiệm sản phẩm và cải tiến quy trình sản xuất máy móc.

Sau hàng trăm lần thử nghiệm công thức tôi biết được rằng thịt nạc mông và nạc thăn để làm thịt chua là có chất lượng tốt nhất.

Cứ thế, sau hơn 1 năm tìm được công thức sản xuất tôi bắt đầu tăng sản lượng và xác định thời gian đầu phải lỗ, phải cải tiến chất lượng vì biết khẩu vị người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn”, chị Hoa nói.

Với chị Hoa, cứ làm đi, sai có bài học, đúng có thành quả

Sau khi cải tiến chất lượng, chị Hoa tiến tới cải tiến bao bì, mẫu mã. Chị tự vẽ logo, đặt mục tiêu cho hành trình tiếp theo và bằng mọi cách phải cố gắng đạt cho bằng được, cứ thế cô gái 9X vẫn quyết tâm theo đuổi niềm đam mê với ẩm thực truyền thống. 

Thời gian đó chị còn bị say xe, xuống Hà Nội mới mua được máy thái thịt, trộn bì, chỉ cần xếp quần áo vào vali là chị Hoa lại nôn nao, có giai đoạn phải đi xe ôm từ Phú Thọ xuống Hà Nội rồi sau đó phải quay về ngay trong ngày vì con còn nhỏ.

Sau nhiều năm cố gắng, đến năm 2012, chị đã tìm ra được công thức sản xuất thịt chua như ngày nay mà không thay đổi chất lượng, khẩu vị gốc. Nhờ đó, sản lượng sản xuất đã tăng lên gấp 3 - 4 lần, sản lượng xuất xưởng trung bình là 200 hộp/ngày.

Nhưng với mong muốn để đưa thịt chua tiến xa hơn, chị Hoa mạnh dạn từ bỏ thương riêng của nhà chồng để tự gây dựng thương hiệu mới của cá nhân với tên gọi mới Trường Foods mang ý nghĩa ẩm thực trường tồn.

Tuy nhiên, một vấn đề nữa là sản xuất nhiều mà không bán hết thì bảo quản sản phẩm thế nào. Bởi đại lý, nhà phân phối phản ánh khi nhập sản phẩm về chỉ được khoảng 6 - 7 ngày thì hàng bắt đầu mốc, không bán được. Vì thế, việc cần thiết là phải tăng thời gian bảo quản sản phẩm.

"Tôi đã thử dùng đến hơn 10 loại chất bảo quản và đều tự mình thử. Tuy nhiên, mỗi lô sản phẩm tôi thử đều thấy thay đổi mùi vị. Đồng thời, tôi cũng lo sợ, khi không kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm khiến người tiêu dùng quay lưng vì thế nên tôi đặt mục tiêu, không dùng chất bảo quản”, chị Hoa chia sẻ.

Sau khi cân nhắc, chị Hoa đã không lựa chọn chất bảo quản thực phẩm cho thịt chua. Thay vào đó, chị dành thời gian để tìm hiểu cách bảo quản của các sản phẩm khác. Bởi chị thấy rằng, nhiều sản phẩm có thể bảo quản được rất lâu. 

Thời gian ấy, ngày nào chị Hoa cũng vào siêu thị mua đồ hộp, có những lần mua cả đống thực phẩm hộp chế biến sẵn mang về nghiên cứu.

Sau cùng, chị đã phát hiện và ứng dụng màng seal. Đây là một miếng dán được dùng để lót hoặc làm kín miệng lọ, hộp. Lớp màng seal này giúp tăng thời gian bảo quản thịt chua lên gấp đôi đúng như kỳ vọng.

Qua nhiều lần cải tiến chất lượng, mẫu mã đến nay thịt chua Trường Food cũng đã có chỗ đứng trên thị trường

“Tôi cứ nghĩ là làm, chỉ tốt nghiệp THPT, không được học qua các ngành kinh tế, thực phẩm nên tôi nghĩ gì là làm nấy và nếu làm sai thì rút ra bài học, nếu làm đúng sẽ có kết quả”, chị Hoa nói.

Và sau nhiều nỗ lực hiện nay thương hiệu Thịt chua Trường Foods đã có chỗ đứng trên thị trường nhờ chất lượng, mang đậm hương vị thịt chua truyền thống. 

Hiện cơ sở của chị có khoảng 80 công nhân, sản phẩm có mặt tại 7.000 điểm bán hàng với 10.000-15.000 nghìn sản phẩm được sản xuất mỗi ngày.

Chị Hoa đặt ra mục tiêu vài năm tới, khi nhắc đến thịt chua thì người tiêu dùng nhớ ngay đến Trường Food.

Hoàng Thanh

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !