8X bỏ ngân hàng, khởi nghiệp mô hình quản lý trang trại chống 'giải cứu heo'

Vì sao nước ngoài không xảy ra tình trạng được mùa mất giá, còn ta suốt ngày đi “giải cứu” từ rau củ quả cho đến cả heo? Câu hỏi ý tưởng gợi mở cho dự án của giám đốc trẻ với hành trình “đi bán ước mơ” số hoá ngành nông nghiệp.

Đang làm việc tại một ngân hàng, Phạm Hồng Sơn (SN 1988) bất ngờ nghỉ việc rẽ sang lĩnh vực mới liên quan đến công nghệ thông tin phục vụ cho ngành nông nghiệp.Bỏ việc ở ngân hàng với mức lương mơ ước sau 6 năm gắn bó, Phạm Hồng Sơn (Sn 1988) quyết định khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Dự án được vinh danh  là 1 trong số 10 dự án khởi nghiệp tiêu biểu trên cả nước được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lựa chọn tham gia trưng bày tại Diễn đàn thanh niên niên khởi nghiệp Quốc gia đầu tháng 10 ở Hà Nội.

Với Phạm Hồng Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phát triển nông nghiệp Việt Nam FAGO (trú tại phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên), đây là cơ hội quý giá.

Chia sẻ với phóng viên lý do khởi nghiệp, anh Sơn cho biết năm 2016-2017, những thiệt hại nặng nề do dịch tả lợn Châu Phi gây ra, nhất là sự bấp bênh, rủi ro trong chăn nuôi đã ám ảnh, lúc ấy, nhà nhà, người người lúc ấy rủ nhau giải cứu lợn. Giá lợn thịt thời điểm ấy rớt thảm hại xuống tới hơn 10.000 đồng/kg, rẻ hơn rau. Tình cảnh này khiến anh nẩy sinh ý tưởng về một giải pháp công nghệ Việt để giải bài toán cho người nông dân bứt phá, chăn nuôi an toàn và hiệu quả. Nghĩ là làm, đầu năm 2017, anh Phạm Hồng Sơn chính thức bắt tay vào nghiên cứu sáng lập dự án FAGO. 

CEO Phạm Hồng Sơn tại Diễn đàn thanh niên niên khởi nghiệp Quốc gia vừa diễn ra ở Hà Nội.

“Với cái nhìn của người học kinh tế,  làm ngân hàng, tôi thấy vấn đề rất dễ giải quyết. Vì sao các ngành sản xuất nông nghiệp ở nước ngoài không xảy ra tình trạng được mùa -mất giá, tại sao không phải suốt ngày đi “giải cứu” từ rau củ quả cho đến cả heo? Bởi vì là họ có thông tin dữ liệu chuẩn. Ví dụ như sản phẩm thịt lợn, chỉ cần tìm được tổng cung, tổng cầu nếu cân đối được sẽ không xảy ra khủng hoảng thừa.

Để giải quyết được việc này, chỉ có một cách số hoá mà thôi. Chỉ khi số hoá được thì ngành chăn nuôi mới phát triển bền vững”, Hồng Sơn nói.

Nghĩ là làm, anh bắt đầu hành trình “đi bán ước mơ” số hoá ngành nông nghiệp. 

 “Mình có thời gian để thử sai mà. Nên quyết định khởi nghiệp với giải pháp FAGO (Famer grow) với mong muốn các trang trại, người nông dân liên tục được phát triển, bứt phá không chỉ về mặt năng suất, sản lượng mà còn cả kỹ thuật sản xuất, thông tin thị trường”, Hồng Sơn nhớ lại.

Thế nhưng vốn không phải là dân công nghệ thông tin, Sơn làm theo “phản xạ” đi tìm thuê đội viết phần mềm trên những ý tưởng mà chàng trai trẻ này nghĩ ra.

“Nhưng đó là thất bại”, Sơn cười và cho biết anh nhận ra muốn đi xa phải có người đồng hành, cùng tầm nhìn để cùng nhau giải quyết bài toán cho ngành nông nghiệp.

“Rất may, năm 2018 trong cuộc thi ý tưởng sáng tạo thanh niên khởi nghiệp do tỉnh Hưng Yên phát động, dự án FAGO của tôi giành giải nhì. Tại cuộc thi này cũng gặp được "anh giải nhất" từ đó hai anh em kết hợp nhau phát triển sản phẩm FAGO”, Hồng Sơn kể.

Bộ cảm biến FAGO được lắp đặt trong trang trại lợn (ảnh nhân vật cung cấp). 

Sản phẩm gồm 3 bộ phận: Máy cảm biến, bộ điều khiển và bộ phát trung tâm. Khi máy được gắn vào chuồng trại chăn nuôi, mọi dữ liệu thu thập được trong chuồng trại sẽ được báo về thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính. Các chủ trang trại khi thấy cảnh báo đó ngay lập tức sẽ có điều chỉnh trong chuồng nuôi phù hợp để bảo đảm nhiệt độ thích hợp nhất cho lợn.

Với một tủ điều khiển, một bộ cảm biến nhiệt, hệ thống thiết bị của FAGO đã giúp mang cả trang trại vào túi của người nông dân, người chăn nuôi có thể quản lý môi trường từ khí hậu trong chuồng nuôi về các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, gió,… tự động bật tắt các thiết bị được cảnh báo về bệnh tật vật nuôi, liên kết với các chuyên gia kỹ thuật tại các tập đoàn thú y lớn. Tất cả đều thông qua một ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh.

Khi ấy là giữa năm 2019, sản phẩm đầu tiên của FAGO ra đời được ứng dụng vào các trang trại. Thế nhưng mày mò nghiên cứu, sản xuất ra được sản phẩm đã khó, đưa vào thực tế thuyết phục chủ trang trại sử dụng còn khó hơn nhiều lần.

“Khó thứ nhất chủ trang trại chưa tin vào sản phẩm của chúng tôi. Một chuồng trại họ đầu tư hàng chục tỷ đồng, liệu có tin tưởng giao cho một đơn vị khởi nghiệp hay không?

Khó thứ hai, thay đổi thói quen của người vận hành trực tiếp. Trước đây họ thích vào trang trại để điều khiển hệ thống nhiệt, gió tuỳ hứng thì bây giờ phải căn cứ vào dữ liệu, sử dụng điện thoại thông minh để điều khiển.

Anh em phải đến từng trai trại, thuyết phục chủ cho đặt máy dùng thử trong vòng một tháng. Các chủ trang trại đều nhận ra thay vì cần nhiều nhân công vận hành trang trại, nhờ ứng dụng FAGO chi phí này đã giảm đi đáng kể; ngoài ra với người công nhân dù họ đang ở đâu, đang làm gì chỉ cần một chiếc smartphone có kết nối internet là họ có thể điều khiển được nhiệt độ, hệ thống quạt mát  trong chuồng trại.   

Rất mừng, trước những giá trị mang lại, sản phẩm đã nhận được sự ủng hộ từ các chủ trang trại”, anh Sơn cho hay.

Chỉ với 17 triệu đồng ban đầu và 1 triệu phí duy trì hàng năm, FAGO đã đưa ra giải pháp hỗ trợ rất nhiều cho trang trại lợn quy mô 500- 700 con. 

Hồng Sơn cũng tiết lộ, nhóm triển khai sản phẩm cũng đã làm đề tài nghiên cứu khoa học sau khi khảo nghiệm đánh giá từ các trang trại sử dụng ứng dụng FOGO. Kết quả cho thấy ứng dụng này đã giúp giảm tỷ lệ vật nuôi đột tử lên tới 60%, tăng 5,3% trọng lượng xuất bán, quản lý từ xa 24/7 và nhận cảnh báo kịp thời.

 “Tính đến thời điểm này, sản phẩm FAGO đã mang về hơn 6 tỷ/năm từ việc bán giải pháp cho hơn 600 trang trại trên 28 tỉnh, thành phố, giám sát khoảng 1 triệu con lợn”, Hồng Sơn tiết lộ.

Không chỉ dừng lại ở sản phẩm hỗ trợ cho trang trại lợn, mới đây Hồng Sơn và các cộng sự lại tiếp tục cho ra mắt sản phẩm định vị lắp đặt cho xe ô tô. CEO trẻ cho biết, sẽ tiếp tục hiện thực hoá những ước mơ với khát vọng mang lại giá trị có ích cho cộng đồng. 

FAGO là tên viết tắt của Farmer Growth (có nghĩa là Nông dân bứt phá), là 1 trong số ít thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất thông qua các giai đoạn như: Sản xuất (hệ thống thiết bị dành cho trang trại), kho vận (hệ thống thiết bị định vị), bảo quản (Hệ thống thiết bị giám sát kho cấp đông mềm).

Trong đó, một số sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu như: Phần mềm ứng dụng bao gồm giám sát tiểu khí hậu trang trại từ xa; vận hành thiết bị tại trang trại từ xa thông qua Smartphone; cảnh báo các sự cố về điện, khí hậu; cập nhật thông tin kỹ thuật mới. Dịch vụ đào tạo bao gồm tư vấn kỹ thuật trang trại; đào tạo xây dựng quy trình vận hành tại trang trại. Thiết bị chuyên dụng điện tử bao gồm cảm biến vi khí hậu tại trang trại; thiết bị điều khiển qua Smarphone; thiết bị giám sát hành trình; thiết bị giám sát bảo quản cấp đông mềm.

Các giải thưởng FAGO đạt được: Giải Ba Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên nông thôn do Trung ương Đoàn tổ chức, năm 2019; Là một trong 10 ứng dụng có giải pháp đột phá được Bộ Thông tin và Truyền thông chọn triển lãm, năm 2020; Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Made in Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, năm 2021. 

 N. Huyền 

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?