Chuyên gia chỉ cách sống chung với người già sa sút trí tuệ

Về già nhiều người sống với bệnh sa sút trí tuệ, nhớ nhớ quên quên thậm chí còn nhầm con thành cháu, nhầm vợ - chồng thành con và con cái cần trang bị kỹ năng để sống chung với cha mẹ già như vậy.

Bệnh nhớ nhớ quên quên

Chị Lê Thị Mão (Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) đang chăm sóc mẹ đẻ (78 tuổi) sa sút trí tuệ tâm sự, chị thường phải “đóng giả” trẻ con để chăm sóc mẹ. Mẹ chị được chẩn đoán sa sút trí tuệ từ 2 năm trước. Bà không còn khả năng nhớ tới con cháu. Thậm chí, nhiều lần ngồi nói chuyện với con gái còn gọi con là chị. Đôi khi gặp cháu lại hỏi “ai đấy”. Cháu đích tôn bà yêu quý ngày nào cũng tới thăm nhưng bà lại than thở “không thấy mặt nó đâu”. Thậm chí, vừa ăn cơm xong còn ngậm tăm bà lại ré lên “chúng mày không có tao ăn cơm à”.

Để chăm sóc mẹ, chị Mão cho biết chị phải kiên trì, thi thoảng sống như trẻ con để hi vọng cải thiện trí nhớ cho mẹ, giúp mẹ nhớ về ngày xưa như thế nào. Nhờ vậy, hai năm qua tình trạng sa sút trí tuệ của mẹ chị đỡ hơn.

Theo bác sĩ Phương Thanh Hà – giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội, làm tại Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Bạch Mai, sa sút trí tuệ là mất chức năng nhận thức, thay đổi hành vi, rối loạn về nhận thức ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh.

Khi về già, có nhiều thứ xảy ra: Thứ nhất đó là người già mất đi trí nhớ giảm trí nhớ là triệu chứng cốt lõi. Giảm trí nhớ về sự kiện, trí nhớ gắn liền với tình tiết thời gian ví dụ không nhớ gặp ai, ở đâu, nói về vấn đề gì.

Thứ hai, rối loạn ngôn ngữ, khó khăn trong gọi tên, hiểu lời nói, nói trôi chảy.

Thứ ba, bệnh nhân không rối loạn vận động nhưng không thực hiện được động tác.

Thứ tư, người già mất khả năng tri giác khi họ không nhận ra đồ vật, sự vật.

Thứ năm, họ bị rối loạn chức năng điều hành, chức năng này rất quan trọng trong hoạt động cao cấp của thần kinh trung ương như khả năng trừu tượng hoá, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch.

Thứ sáu, khả năng thị giác không gian, bệnh nhân khó khăn trong sao chép hình ảnh như hình đồng hồ, hình khối 3D, khó khăn trong mặc quần áo.

Tư vấn cho người cao tuổi. 

Theo bác sĩ Hà, sa sút trí tuệ khá phổ biến, 3 đến 5 giây có 1 ca mắc, hiện trên thế giới có khoảng 50 triệu người sa sút trí tuệ và đến năm 2050 con số này tăng gấp 3 lần tương đương 150 triệu người. Ở Việt Nam, trong 30 năm nữa tỷ lệ già hoá dân số và tỷ lệ dân số cao tuổi khoảng 20% thì gánh nặng sa sút trí tuệ cũng rất lớn.

Sa sút trí tuệ là bệnh khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn không được chẩn đoán và bỏ sót. Tại châu Âu người ta còn ước tính khoảng trống từ khi có triệu chứng cho tới khi chẩn đoán điều trị là 3 năm.

Dấu hiệu và chăm sóc người bệnh

Trong sa sút trí tuệ Alzheimer hay gặp nhất chiếm 70%, còn sa sút trí tuệ do mạch máu chiếm 15 – 20% còn lại các bệnh lý khác. Người già sa sút trí tuệ có thể do nguyên nhân mạch máu, nguyên nhân rối loạn nội tiết chuyển hoá, nguyên nhân do nhiễm trùng. Người già có thể bị sa sút trí tuệ ở não hay vỏ não.

Triệu chứng ở vỏ não bao gồm suy giảm chức năng trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ. Điển hình là bệnh Alzheimer. Còn các tổn thương sa sút trí tuệ dưới vỏ não thường có triệu chứng chậm vận động, dấu hiệu ngoại tháp.

Biểu hiện lâm sàng của sa sút trí tuệ có nhiều nhóm triệu chứng khác nhau: rối loạn nhận thức, rối loạn hành vi tâm thần (xuất hiện ảo giác, hoang tưởng, rối loạn thần kinh thực vật) từ đó ảnh hưởng tới chức năng sống của bệnh, mất chức năng giao tiếp duy trì mối quan hệ trong xã hội.

Nếu gia đình có người sa sút trí tuệ, người nhà cần cho đi khám tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh, lão khoa. 

Sống chung với người sa sút trí tuệ, bác sĩ cho rằng người nhà cần chuẩn bị tâm lý và kiên trì. Người sa sút trí tuệ nhớ nhớ quên quên nên cần chăm sóc tốt hơn. Người nhà nên vận động người bệnh thường xuyên tham gia các hoạt động giải trí, tăng cường vận động.

Ngoài ra, chế độ ăn cần lưu ý không ăn các chất quá ngọt, quá nhiều đường, giàu chất béo nên tập trung thực phẩm tốt như rau củ quả, trái cây, các loại hạt. Tránh các chất gây kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafein.

Sử dụng thuốc, bạn cần cố gắng động viên người già uống đủ thuốc theo bác sĩ kê đơn để duy trì sức khoẻ tốt. Con cháu nên trò chuyện với người già nhiều hơn để họ bớt cô đơn, suy nghĩ tích cực sẽ giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.

K.Chi 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !