Việt Nam đề nghị HĐBA LHQ tăng cường hỗ trợ pháp lý cho phụ nữ ở vùng chiến sự

Đại sứ Đặng Đình Quý hối thúc HĐBA LHQ giải quyết vấn nạn bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái ở vùng chiến sự trên khắp thế giới. 

Hôm 14/4, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (LHQ) đã chủ trì cuộc thảo luận mở trực tuyến của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ về chủ đề Phụ nữ, Hòa bình và An ninh - Bạo lực tình dục trong xung đột.

Đối mặt với lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19, tình trạng bạo lực cùng việc khó khăn tiếp cận các dịch vụ và hỗ trợ pháp lý khiến phụ nữ ở các vùng chiến sự tiếp tục trở thành nạn nhân của vấn nạn bạo lực tình dục.

{keywords}
Việt Nam hối thúc HĐBA LHQ giải quyết vấn nạn bạo lực tình dục đối với phụ nữ ở vùng chiến sự. (Ảnh: UN Multimedia)

Tham dự và phát biểu tại cuộc họp có Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Bạo lực tình dục trong xung đột là bà Pramila Patten, người đoạt giải Nobel hòa bình năm 2018 Denis Mukwege, Giám đốc mạng lưới phụ nữ khuyết tật Nam Sudan Caroline Atim và cán bộ Tư vấn bảo vệ phụ nữ của Phái bộ gìn giữ hòa bình tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA) Beatrix Attinger Colijn. Theo thông tin từ LHQ, bà Caroline Atim cũng là báo cáo viên khiếm thính đầu tiên báo cáo tại HĐBA LHQ.

Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh, tình trạng bạo lực tình dục vẫn diễn biến phức tạp ở các vùng xung đột vũ trang trên toàn cầu và hiện càng gặp nhiều thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Bà Patten hối thúc các nước nhất là các quốc gia đang phải cắt giảm nguồn nhân lực do kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề vì tác động của đại dịch Covid-19, không cắt giảm nguồn tài chính phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cùng các chương trình bảo vệ cho những nạn nhân của tình trạng bạo lực giới và bạo lực tình dục. Theo bà Patten, các nước này nên chuyển đổi khoản tăng chi tiêu quốc phòng sang vấn đề con người.

Trong giai đoạn dịch Covid-19 hoành hành, các nhân viên làm công tác hỗ trợ nhân đạo ở các vùng chiến sự trên khắp thế giới cho biết, họ vẫn ghi nhận những vụ hãm hiếp và cưỡng hiếp tập thể xảy ra hàng ngày.

Nạn nhân của bạo lực tình dục trong vùng xung đột vũ trang đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, đối mặt với nhiều thách thức như bất ổn an ninh, khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, tâm lý, tư vấn pháp luật, hỗ trợ nhân đạo và phải đối mặt với các rào cản văn hóa - xã hội và thể chế.

Khó khăn hơn nữa, nhiều nạn nhân không dám lên tiếng để tìm kiếm hỗ trợ do lo sợ bị kỳ thị và ruồng bỏ.

Ngoài ra, bản báo cáo của Tổng thư ký LHQ lần thứ 12 về chủ đề bạo lực tình dục trong vùng xung đột vũ trang cũng đã xác định có hơn 2.500 vụ việc xảy ra trong giai đoạn báo cáo từ 4/2020 đến nay.

Bác sĩ Denis Mukwege tại Cộng hòa Dân chủ Congo đã nhấn mạnh sự cần thiết triển khai các nghị quyết có liên quan của HĐBA LHQ, tăng cường nỗ lực thực hiện chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh tìm kiếm công lý cho nạn nhân bạo lực tình dục trong xung đột vũ trang.

Giám đốc mạng lưới phụ nữ khuyết tật Nam Sudan là bà Caroline Atim còn đưa ra thông tin về nguy cơ bị lạm dụng và chịu ảnh hưởng của bạo lực tình dục mà phụ nữ khuyết tật phải đối mặt trong bối cảnh xảy ra xung đột vũ trang. Theo bà Atim, hơn 65% phụ nữ ở Nam Sudan từng bị tấn công tình dục hoặc bị bạo hành. Tỷ lệ này cao gấp đôi so với mức trung bình trên thế giới. Trong đó, phụ nữ và bé gái bị khuyết tật là nhóm có nguy cơ bị tổn thương cao hơn cả.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý đã chia sẻ sự quan ngại về tình trạng bạo lực tình dục trong xung đột và những tác động tiêu cực đối với nạn nhân mà đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Theo Đại sứ Đặng Qúy Bình, cần có cách tiếp cận mang tính toàn diện đối với tình trạng bạo lực tình dục trong xung đột nhất là khi giai đoạn dịch bệnh xuất hiện khiến tình hình càng trở nên nghiêm trọng.

Nhấn mạnh các nỗ lực ứng phó cần có cách tiếp cận toàn diện song song với xử lý gốc rễ vấn đề, Đại sứ kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ dành cho nạn nhân của bạo lực tình dục trong xung đột, đặc biệt tập trung giúp đỡ nạn nhân tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tâm lý, sức khỏe, đào tạo, tiếp cận pháp lý, tái hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm sinh kế.

Bên cạnh đó, Đại sứ kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng thúc đẩy vai trò và sự tham dự của phụ nữ trong tiến trình hòa bình, phòng ngừa xung đột và đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia.

Đại sứ nhấn mạnh, thông qua phối hợp với LHQ và các phái bộ gìn giữ hòa bình, cần tăng cường nỗ lực hỗ trợ nạn nhân và nâng cao quyền năng của phụ nữ.

Đại sứ Đặng Đình Quý hy vọng cuộc thảo luận sẽ góp phần tăng cường nhận thức của các nước về tính nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực tình dục trong xung đột, qua đó, tăng cường cam kết quốc tế trong giải quyết vấn đề này.

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !