Nắm bắt lợi thế đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường châu Âu

Giá nông sản xuất khẩu đi châu Âu đã tăng cao hơn so với thời điểm chưa có EVFTA. Các DN đang tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh chất lượng, tiếp cận thị trường nhằm tận dụng tối đa ưu đãi của hiệp định mang lại

Tại tọa đàm trực tuyến: “Xuất khẩu châu Âu từ lợi thế EVFTA, hàng Việt cần gì?” ngày 3-9, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc của Trung An cho biết, mới đây, giá FOB ở TPHCM của lô gạo công ty xuất khẩu đi Đức là 1.080 USD/tấn. Đây là mức giá cao hơn hẳn giá xuất bán gạo thơm của công ty đi thị trường châu Âu lâu nay (cao nhất cũng chỉ 800 đô la Mỹ/tấn) khi chưa có EVFTA.

Với mức giá này, DN đã có lãi hơn so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Song mức giá xuất khẩu vẫn chưa cao, chưa phản ánh đúng với giá trị thật của gạo Việt Nam.

Ngoài ra, một vấn đề là gạo Việt Nam đưa vào châu Âu vẫn chưa có thương hiệu, vẫn đến tay người tiêu dùng theo nhãn mác của nhà nhập khẩu, chỉ ghi xuất xứ. 

{keywords}
DN nỗ lực khai thác lợi thế, thúc đẩy xuất khẩu nông sản vào thị trường châu Âu

Châu Âu đã dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo trong năm 2020. Từ nay đến cuối năm, mặt hàng gạo có những tín hiệu tốt để xuất khẩu đi châu Âu nói riêng cũng như thế giới nói chung.

Trong đó, EVFTA là cơ hội để gạo Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào châu Âu và thúc đẩy tăng chất lượng gạo. 

Ông Nguyễn Quang Trường, Tổng giám đốc Vinaseed cho biết, vừa qua, Công ty cổ phần Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) đã chính thức xuất khẩu thành công gạo mang thương hiệu VJ Pearl Rice và gạo thơm RVT sang 2 quốc gia châu Âu là Hà Lan và Cộng hòa Séc với giá 1.040 USD/tấn. Đây là mức giá hấp dân hơn giá bình quân năm mà Vinaseed xuất khẩu trong năm 2019.

Năm 2020, Vinaseed đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 5.000 tấn gạo sang chấu Âu, gấp đôi sản lượng năm trước.

Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu các mặt hàng bột rau sấy (bột rau má, bột tía tô, lá diếp, lá sen...) sang thị trường EU trong 4 năm qua, bà Nguyễn Ngọc Hương, giám đốc Công ty TNHH Thiên Nhiên Việt, cho hay, muốn đưa hàng qua thị trường EU, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ giấy tờ, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng để có thể cung cấp ngay khi khách hàng yêu cầu.

Ngoài việc kiểm soát chất lượng tốt và ổn định, các doanh nghiệp phải luôn trong tâm thế sẵn sàng tăng quy mô sản xuất nếu có đơn hàng lớn.

Ban đầu, nhà nhập khẩu châu Âu thường mua thăm dò với số lượng ít, nếu thấy chất lượng sản phẩm tốt sẽ tăng lượng nhập khẩu nhiều lên. Nếu DN có năng lực tăng quy mô sản lượng, đối tác sẽ đánh giá cao và có thể làm ăn lâu dài.

Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, có nhiều thị trường ngách phù hợp với năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường của các DNNVV. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam chưa cao nhưng đang có xu hướng gia tăng và chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh. Đây được coi là cánh cửa giúp hàng Việt vào sâu hơn nữa thị trường EU.

 N.K

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !