Dịch Covid-19 bùng phát tại Campuchia, Thái Lan, mọi địa phương VN đều có thể xuất hiện dịch

“Mọi địa phương đều có thể xuất hiện dịch. Chúng ta không thể chắc chắn 100% nơi nào đó sẽ không có dịch”, Bộ trưởng Y tế nói.

Nguy cơ tái xuất hiện dịch tại Việt Nam rất lớn 

Tại phiên họp trực tuyến giữa Bộ Y tế với các địa phương về việc tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 với 63 tỉnh, thành diễn ra tại Hà Nội sáng 16/4, Bộ Y tế tiếp tục đưa ra những cảnh báo về nguy cơ xuất hiện dịch Covid-19 tại Việt Nam trong bối cảnh tình hình dịch các nước sát đường biên giới như Campuchia, Thái Lan đang nóng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định nguy cơ xuất hiện dịch tại nước ta là rất lớn trong bối cảnh bùng phát dịch tại các nước láng giềng và trên thế giới. Do đó, việc kiểm soát dịch trong thời gian tới là thách thức khó khăn rất lớn.

Theo đánh giá của người đứng đầu ngành Y tế, hiện nay khu vực nóng bỏng nhất là biên giới Tây Nam và các tỉnh Tây Nam Bộ. Do đó, bộ đề nghị các địa phương, đặc biệt là lực lượng biên phòng giữ thật chắc khu vực biện giới. Việc ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, cách ly đảm bảo là vấn đề đóng góp quan trọng trong kiểm dịch trong giai đoạn tới đây.

“Nếu chúng ta chỉ lơ là, buông lỏng, để xảy ra ca bệnh nhập cảnh, từ đó lây nhiễm trong cộng đồng đặc biêt nếu là biến chủng cảa Anh và Nam Phi thì việc kiểm soát cộng đồng rất khó khăn”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Trước thực tế này, Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đặc biệt là tỉnh có đường biên giới với Campuchia cần hết sức lưu ý, coi đây là vấn đề trọng tâm, trọng điểm.

Đồng thời Bộ trưởng cũng nhấn mạnh các địa phương khi phát hiện có người nhập cảnh về cần lập tức báo cho cơ quan chức năng để cách ly ngay.

Song song với đó, Bộ cũng đề nghị tăng cường tầm soát để phát hiện các ca nhiễm. Các địa phương cần lên kế hoạch xét nghiệm khu vực, đối tượng có nguy cơ (người phục vụ..).

Bài học của Campuchia và Thái Lan là một ví dụ, dịch bùng phát tại các khu vực giải trí như quán bar, karaoke, nơi tập trung đông người.

Tương tự với các cơ sở y tế, Bộ Y tế cũng yêu cầu tầm soát thường xuyên để phát hiện sớm ca bệnh, phát hiện càng sớm thì dập tắt dịch càng nhanh. Đây là nguyên lý rất quan trọng.

“Mọi địa phương đều có thể xuất hiện dịch. Chúng ta không thể chắc chắn 100% nơi nào đó sẽ không có dịch”, Bộ trưởng Y tế lưu ý.

Không có mắc mới ngoài cộng đồng nhưng vẫn nhiều ca mắc là người nhập cảnh

Thông tin tại hội nghị, ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết dịch tốc độ lây lan trên thế giới vẫn rất nhanh. Trung bình hằng ngày thế giới ghi nhận 600.000-700.000 mắc mới, 1.000-2.000 ca tử vong. Một số quốc gia như Thái Lan đang xuất hiện đợt bùng phát dịch mới, thường liên quan đến hoạt động tập trung đông người như tại quán bar, quán rượu từ thủ đô Bangkok lây lan ra nhiều tỉnh.

Gần đây, tình hình dịch tại Campuchia cũng hết sức phức tạp. Dịch khởi đầu từ ngày 20/2 xuất phát từ khu cách ly tập trung sau đó lây ra cộng đồng. Đến nay, Campuchia đã ghi nhận hơn 4.300 ca mắc, trong những tuần gần đây số ca mắc tăng đột biến.

Việt Nam đến nay đã qua 21 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 ngoài cộng đồng tuy nhiên vẫn ghi nhận nhiều ca mắc là người nhập cảnh.

Nhận định nguy cơ dịch tại Việt Nam luôn thường trực, ông Tấn cũng lưu ý một số vấn đề cần tập trung thời gian tới là tâm lý lơ là chủ quan trong cộng đồng, nhập cảnh trái phép (qua biên giới đường mòn, lối mở); quản lý không tốt người nhập cảnh hợp pháp; kiểm tra giám sát chưa thường xuyên, chưa thực chất…

Trong khi đó, theo WHO, đại dịch trong năm 2021 chưa thể kiểm soát được. Nhiều quốc gia vẫn tiếp tục ghi nhận số mắc tăng trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế.

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO) cũng cảnh báo số ca mắc Covid-19 trên thế giới đang gia tăng nhanh. Đại dịch thay đổi thế giới hoàn toàn, nhiều quốc gia đang rất mệt mỏi ứng phó với thay đổi này. Tình hình dịch tại Campuchia đang hết sức nghiêm trọng, một phần là do trì hoãn trong việc chia sẻ thông tin, đưa ra quyết định. Ngoài ra, việc xuất hiện chủng mới đưa ra nhiều lo ngại về hiệu quả của vắc xin, khả năng đáp ứng với chủng mới.

Về vắc xin, chuyên của của WHO cũng nhấn mạnh đây không phải là biện pháp duy nhất phòng chống dịch. Có sự mất cân bằng về vắc xin giữa các quốc gia. Vắc xin không phải là tài nguyên có mặt đồng đều ở tất cả các quốc gia.

N. Huyền 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !