Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.
LỜI TÒA SOẠN:

Chương trình đầu tiên ngay khi Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM có hiệu lực (1/8/2023), là triển khai gói vay giảm nghèo bền vững. Gần 2.800 tỷ đồng đã được giải ngân trong đợt 1 với 39 nghìn người được thụ hưởng. Hiện đợt 2 đang được triển khai tiếp với gói vay gần 1.000 tỷ đồng. 

Đồng thời, nhiều dự án giao thông ách tắc lâu năm cũng bắt đầu được khơi thông khi nghị quyết cho phép các dự án đầu tư trở lại hình thức BOT. 

Cùng với đó là việc phân cấp, phân quyền mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực cho thành phố, Nghị quyết 98 kỳ vọng sẽ khơi thông nguồn lực, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, tạo động lực để phát triển TP.HCM, trở lại là đầu tàu kinh tế của cả nước. 

Dịp này, VietNamNet có tuyến bài ghi nhận việc thực thi Nghị quyết 98, với những nội dung đã triển khai đi vào cuộc sống có hiệu lực, hiệu quả.

Năm 2012, TP.HCM động thổ dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), tổng vốn 2.400 tỷ đồng (về sau lên 6.200 tỷ).

Dự án này hướng tới mục tiêu giải quyết tình trạng ùn tắc, khai thông việc đi lại ở cửa ngõ phía Nam TP và còn tạo cơ hội đổi đời cho hàng nghìn hộ dân tại khu vực này. 

Thế nhưng, hơn thập kỷ trôi qua, dự án vẫn "án binh bất động" do kẹt vốn và thiếu quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư. Thêm vào đó, năm 2018, khi Trung ương chủ trương ngưng hình thức BT, dự án cầu - đường Bình Tiên cũng “đứng hình”.

Chung tình cảnh, đoạn quốc lộ 13 dài gần 5km, từ cầu Bình Triệu 1 đến ngã tư Bình Phước (TP Thủ Đức) là cửa ngõ chính phía Đông Bắc của TP.HCM kết nối với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên; đồng thời là đoạn liên kết nhiều trục đường lớn như Phạm Văn Đồng, Quốc lộ 1, cũng là tuyến dẫn vào bến xe Miền Đông.

Hiện nay, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương có 8 làn xe thì đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ có 6 làn xe nên xảy ra tình trạng quá tải, ùn tắc cũng như tiềm ẩn nguy cơ tai nạn vì chưa thể làm dải phân cách ngăn làn ô tô và xe máy.

anh 1.jpg
Cửa ngõ phía Tây luôn trong tình trạng ùn tắc giao thông những giờ cao điểm

Từ năm 2001, đoạn Quốc lộ 13 trên là một thành phần của dự án cầu đường Bình Triệu 2, thực hiện theo hình thức BOT. Khi đang tìm nguồn vốn để triển khai thì Nghị quyết 437/2017 Quốc hội ban hành có nội dung dừng dự án BOT trên các đường hiện hữu.

Ở cửa ngõ phía Tây, tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Bình Chánh dài gần 10km cũng "ngạt thở" vì áp lực giao thông. Đoạn đường gần nút giao với đại lộ Võ Văn Kiệt về Long An chưa được mở rộng so với các đoạn còn của quốc lộ 1 từ Bình Tân về TP Thủ Đức khi mặt cắt ngang chỉ 19m, 6 làn xe, chưa có dải phân cách giữa ô tô và xe máy.

Đoạn quốc lộ mang tính huyết mạch của cửa ngõ phía Tây này được đề xuất mở rộng lên 52m với tổng vốn 12.900 tỷ đồng. Theo Sở GTVT TP, nhu cầu mở rộng rất cấp bách trong bối cảnh đoạn tuyến đang quá tải, xe máy phải trộn dòng với ô tô rất nguy hiểm.

Còn ở cửa ngõ Tây Bắc, Quốc lộ 22 (đi qua huyện Hóc Môn) kết nối TP.HCM với tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và cửa khẩu quốc tế Mộc Bài cũng đã quá chật chội so với nhu cầu giao thông hiện tại. Đoạn từ An Sương về đến ngã tư Hóc Môn thường ngày đều ùn ứ vào những khung giờ cao điểm sáng và chiều gây ám ảnh với tài xế, doanh nghiệp….

Nghị quyết 98 khơi thông nguồn vốn cho hạ tầng thành phố

Theo Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm, trước đây, ngân sách thành phố chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đầu tư cho giao thông. Đây là trở ngại lớn nhất khiến các dự án mở rộng các cửa ngõ ở thành phố nhiều năm qua “giậm chân tại chỗ” vì thiếu vốn.

Tuy nhiên, Nghị quyết 98 được Quốc hội thông qua (1/8/2023), cho phép triển khai các dự án theo hình thức BOT, đã mở ra cơ hội lớn để thành phố khơi thông nguồn lực, phát triển hạ tầng.

Dù địa bàn thành phố có tới 107 tuyến đường trục chính được quy hoạch có thể triển khai hình thức BOT theo cơ chế mới, nhưng trước mắt, Sở GTVT chọn 5 dự án thực sự cấp bách đề xuất với UBND TP ưu tiên làm thí điểm trước.

quoc lo 13.jpg
Quốc lộ 13, một trong 5 dự án cửa ngõ thành phố sẽ được ưu tiên triển khai theo Nghị quyết 98

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, Nghị quyết 98 đã từng bước giúp thành phố giải quyết được rất nhiều điểm nghẽn về đầu tư, quản lý tài chính - ngân sách, về đô thị, khoa học công nghệ, tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành của TP Thủ Đức.

Tận dụng lợi thế này, thành phố đã ban hành danh mục dự án Đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu được áp dụng loại hợp đồng BOT, gồm 5 dự án để triển khai từ nay đến năm 2028.

Cụ thể, Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương; Dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1 từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An; Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 22 từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3; Dự án nâng cấp đường trục Bắc - Nam từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành và Dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh.

Theo ông Mãi, đây là những dự án thực hiện theo cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội mà Nghị quyết 98 trao cho thành phố.

Cụ thể, 5 công trình triển khai theo hình thức trên ước tính vốn đầu tư gần 45.600 tỷ đồng. Trong đó, ba tuyến quốc lộ 1, 13, 22 ở các cửa ngõ sẽ được mở rộng với tổng kinh phí khoảng 33.900 tỷ. 

Ông Mãi cho hay, sau khi hoàn tất thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với nhà đầu tư, thành phố dự kiến khởi công các dự án trên vào cuối năm 2025 hoặc đầu 2026, hoàn thành sau ba năm.

Thành phố cần hơn 8.100 tỷ đồng để thực hiện công tác chuẩn bị, giải phóng mặt bằng cho các dự án. Sau đó, tổng nhu cầu vốn cho các dự án ước tính 36.400 tỷ đồng, trong đó ngân sách tham gia hơn 16.700 tỷ đồng, còn lại của nhà đầu tư.

“Nghị quyết 98 cho phép thành phố vận dụng trở lại hình thức BOT, đã giúp khơi thông được điểm nghẽn về vốn. Đây là cơ sở để thành phố triển khai trở lại các dự án bị treo vì thiếu vốn và các dự án mới, giúp phát triển hạ tầng giao thông, xứng với tiềm năng và lợi thế”, ông Mãi nhấn mạnh.

Dự án Vành đai 3 được giải phóng mặt bằng 'thần tốc' 

Dự án Vành đai 3 là một trong các dự án đầu tiên được vận dụng cơ chế từ Nghị quyết 98. Theo đó, nghị quyết cho phép tách thành phần bồi thường, giải phóng mặt bằng thành dự án riêng, nên hiệu quả đạt được rất nhanh so với cách làm truyền thống. Cụ thể, dự án khởi công ngày 18/6/2023, đến nay, chỉ chưa đầy một năm, mặt bằng dự án Vành đai 3 đã được bàn giao gần 98%, cho thấy việc tách dự án riêng theo cơ chế vượt trội là hiệu quả tức thì. Bên cạnh đó, nguồn vốn cho dự án thực hiện theo cơ chế 50% vốn ngân sách, 50% vốn Trung ương đã giúp Vành đai 3 chủ động nguồn tài chính cho việc xây dựng.

Vận dụng nghị quyết 98, cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, vành đai 4 TP.HCM sẽ rút ngắn thủ tục hơn 6 tháng

UBND TP đưa ra 2 phương án triển khai thực hiện lập, thẩm định chủ trương đầu tư nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị, đầu tư dự án. Trong đó:

Phương án 1, TP sẽ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 hoặc phê duyệt điều chỉnh Đồ án quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025 và điều chỉnh cục bộ Đồ án điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (theo cơ chế nghị quyết 98) làm cơ sở để lập, thẩm định, trình cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án. Thời gian dự kiến điều chỉnh quy hoạch khoảng trên 6 tháng.

Phương án 2, UBND TP sẽ căn cứ vào các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, văn bản chấp thuận của Thủ tướng về quy hoạch liên quan dự án và vận dụng nghị quyết 98 để lập, trình cấp thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư. 

Thực hiện theo 2 phương án rút ngắn thủ tục nêu trên, các dự án cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4 và đường vành đai 4 TP.HCM sẽ được trình HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư trong kỳ họp chuyên đề gần nhất trong năm 2024.

Bài 3: Chủ tịch TP.HCM: 10 năm tới trở lại quỹ đạo phát triển, tăng trưởng 2 con số

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Liên tiếp xử lý thanh thiếu niên 'bốc đầu' xe máy, lạng lách trên đường

Gần đây, lực lượng công an liên tiếp phát hiện, xử lý các nhóm thanh thiếu niên có hành vi "bốc đầu" xe máy trên đường gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Kiên Giang muốn sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời UBND tỉnh Kiên Giang về kiến nghị sớm đầu tư nâng cấp sân bay Phú Quốc.

Đường 3.200 tỷ có ‘giải cứu’ được cảnh ùn tắc ở cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ?

Để giải quyết tình trạng ùn tắc cửa ngõ phía Nam, ngoài cao tốc Pháp Vân, TP Hà Nội cần làm thêm đường vào nội thành, như sớm hoàn thiện tuyến đường phía Nam Hà Nội (nối Hà Đông - Cầu Giẽ) và đảm bảo tiến độ Vành đai 4.

Đang cập nhật dữ liệu !