Chàng trai tham vọng đưa vật dụng đặc sắc Tây Nguyên ra thế giới

Với suy nghĩ “đàn chim mạnh nhất bay theo tốc độ của con chim cuối đàn”, Đỗ Mạnh Cương đã gác lại mơ ước bấy lâu nay sau khi nhận ra tình yêu quá lớn với quê hương.

Gác lại mơ ước để đi tìm “cánh chim cuối đàn”

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Tây Nguyên, thuộc huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, chàng trai 9X Đỗ Mạnh Cương luôn tâm niệm phải làm gì đó để thoát nghèo trên chính mảnh đất Tây Nguyên. 

Năm 2017, anh quyết định đi khắp các vùng miền của Tổ quốc để trải nghiệm và quan sát cách mọi người thưởng thức cà phê. Khi đó, Đỗ Mạnh Cương vẫn ấp ủ kế hoạch kinh doanh cà phê theo hướng tự trồng, chế biến và kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê sách. 

Anh Đỗ Mạnh Cương.

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là những nơi Cương gắn bó lâu nhất trong khoảng thời gian này. Cuối năm 2021, anh quyết định rời thành phố để về lại mảnh đất Tây Nguyên lập nghiệp. Tuy nhiên, lúc này anh lại rẽ sang một hướng đi hoàn toàn mới.

Sau 2 tháng đi khắp 11 xã trong huyện, anh chứng kiến cuộc sống của người dân tộc thiểu số, những người chiếm đến 60% dân số huyện Mang Yang.

“Khi đi chứng kiến tận mắt việc họ được xem như công cụ được ai đó sử dụng để lấy tài nguyên với giá rẻ mạt, rồi đi phá rừng để ai đó hưởng lợi. Có những người bị cây gỗ đè phải bỏ mạng tại rừng, có những người mang thương tật đầy người trở về làng, có nhưng người phải ngồi tù,... nước mắt mình đã rơi và mình đã rất đau khi nghe họ kể chuyện, đi rừng cùng họ. Mình hỏi mấy anh có muốn đi vào rừng thế này không? Họ rất hồn nhiên trả lời ngay tức khắc là “Không”. Vì đói nhưng không biết làm gì lên mới làm thôi”, anh Cương bồi hồi kể.

Với suy nghĩ: “Đàn chim mạnh nhất bay theo tốc độ của con chim cuối đàn”, trở về nhà, Cương bị dằn vặt bởi câu hỏi: “Tiếp tục theo đuổi giấc mơ làm cà phê hay giải quyết bài toán “con chim cuối đàn?”. 

Quyết định tạm gác lại kế hoạch làm cà phê khi anh nhận ra ngoài văn hóa cồng chiêng, điệu múa xoan, ẩm thực đặc sắc của núi rừng, ... thì người Bana xưa có truyền thống đàn ông phải biết đan lát và làm dụng cụ lao động như gùi để mang lúa về nhà, bẫy thú, đơm cá,.... phụ nữ thì phải biết dệt, may quần áo,... 

Đàn ông Bana ai cũng phải biết đan gùi, anh Đỗ Mạnh Cương đã làm mới sản phẩm truyền thống bằng nguyên liệu có sẵn.

Từ cái gùi của người Bana được làm từ mây tre đan thủ công, vẫn với nguyên liệu ấy, anh nghĩ ra đủ thứ sản phẩm như túi xách, balo, và các loại dụng cụ gia đình khác,... 

Đầu tiên là làm ra chiếc kẹp tóc từ chất liệu mây tre đan, sau đó là mày mò để tạo ra những sản phẩm khác, tất cả đều được tạo nên bởi đôi tay của chính những người đàn ông Bana. 

Ban đầu cũng khó khăn lắm, anh em định bỏ cuộc nhưng mình động viên rằng ở làng nghề ngoài Hà Nội phải nhập nguyên liệu từ mình về mà họ còn giàu được, huống chi mình có sẵn nguyên liệu. Vấn đề ở anh em mình làm chưa đúng cách, hoặc mức độ chịu khó chưa đủ. Thời gian sau đó, những sản phẩm mới cứ lần lượt được tạo ra”, anh Cương chia sẻ.

Những sản phẩm mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống.

Nhưng khi sản phẩm đã hoàn thiện, cái khó tiếp theo là tìm kiếm thị trường. Mải miết bị cuốn vào làm sản phẩm đến khi hết cả vốn liếng thì anh mới nhận ra rằng khách hàng mới là những người sử dụng và đánh giá sản phẩm. 

Sau khi nhận hàng loạt những gợi ý, đánh giá, anh dần cải tiến và hoàn thiện sản phẩm. Cũng từ đó anh luôn tâm niệm những gợi ý của người dùng mới là tiêu chí để chuẩn hoá sản phẩm.

Người thì nói làm túi xách, người thì thích vali,... anh em làm luôn. Rồi chỉ trong chưa đầy một tháng bám sát người tiêu dùng thì sản phẩm liên tục được ra đời. Và nhưng dòng tiền đầu tiên đã về. Tuy không nhiều nhưng cũng cải thiện được thu nhập cho anh em”, anh Cương nói.

Hiện quy mô sản xuất chưa lớn nhưng cũng đã được thị trường trong nước đón nhận. Anh Cương đang làm thủ tục thành lập doanh nghiệp theo mô hình hợp tác xã để sản phẩm có thể đi xa hơn.

Chắc chắn sản phẩm của bọn mình sẽ phải được xuất khẩu. Đây đều là những sản phẩm mang tính ứng dụng rất cao trong cuộc sống. Mình làm hoàn toàn vì tình yêu quê hương, chính điều này đã thôi thúc mình ở lại với quê hương”, anh Đỗ Mạnh Cương chia sẻ.

Cặp tóc và túi xách làm từ mây tre đan, những sản phẩm được anh Cương và cộng sự sáng tạo nên.

Bài học rút ra khi bỏ phố về quê 

Với những thành công ban đầu, anh Cương chia sẻ những bài học rút ra cho những người muốn về quê khởi nghiệp. Theo anh, cần tập trung vào việc bám sát thị hiếu người tiêu dùng. Tập trung vào con người và nâng cao năng lực từng cá nhân. Vì con người tạo ra sản phẩm chứ không phải sản phẩm tạo ra con người. 

Bài học tiếp theo được anh Cương rút ra là cần “tỉnh đòn” với bài toán dòng tiền, tránh công sức bỏ sông bỏ biển, dẫn đến nợ nần và để lại hệ lụy không tốt khi về quê khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, cần thực sự hoà đồng với bà con, những người cộng sự của mình, tránh tư duy tự đặt mình ở cái “tầm” cao hơn họ; đưa cộng sự địa phương ra thị trường để định hướng cho họ tư duy về việc sản phẩm cần hướng tới thị trường. 

Cuối cùng, anh Cương cho rằng cần tận dụng nền tảng công nghệ để kết nối sản phẩm với thị trường.

Một số sản phẩm được đem đi chào hàng.

Tuân Nguyễn

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !