Cần có gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và lao động mất việc trước Tết

Cần có chính sách hỗ trợ hướng đến cả doanh nghiệp và người lao động, vừa giữ chân lao động vừa giúp doanh nghiệp duy trì và tồn tại…
Cần có gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và lao động mất việc trước Tết... (Ảnh minh họa)

Theo đại diện Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tình hình lao động việc làm trong 1 tháng trở lại đây có nhiều khó khăn do một số ngành giảm đơn hàng dẫn đến tình trạng cắt giảm lao động, giãn việc, giảm giờ làm, lao động phải nghỉ việc luân phiên, tạm hoãn hợp đồng lao động. Những lao động này tập trung ở các doanh nghiệp thuộc ngành gỗ, dệt may, da giày, điện-điện tử. 

Thời điểm này của các năm trước người lao động thường phải tăng ca để đảm bảo các đơn hàng nhưng hiện nay việc tăng ca không còn. Điều này đã tác động rất lớn đến thu nhập của người lao động.

Theo bà Hoàng Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội, đây là thời điểm rất khó khăn, bởi đơn vị này dù đang quản lý khoảng 20.000 lao động. Thế nhưng, đơn hàng ít, chủ yếu đến hết tháng 12/2022, rất ít đơn hàng đến quý 1/2023. Vì thế, nhiều đơn vị đang phải giãn việc, tung hết nguồn lực để giữ công nhân.

Bà Hồng cho biết, qua thống kê, hiện ngành dệt may Hà Nội đã có 4 đơn vị nợ lương người lao động, trong đó có 2 doanh nghiệp nước ngoài. 

Hay tại TP.HCM, báo cáo của Liên đoàn Lao động thành phố cho thấy, có khoảng 108.000 lao động bị ảnh hưởng đến việc làm, trong đó nhiều nhất là giảm giờ làm, giãn việc không làm thêm giờ; khoảng 6.000 người mất việc. Đáng chú ý, trong số lao động bị ảnh hưởng việc làm, có khoảng 40.000 lao động trên 35 tuổi, lao động đang mang thai nuôi con nhỏ khoảng 8.000 người.

Trước thực tế này, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, khó khăn của người lao động hiện nay là vấn đề đáng quan tâm nhất là khi gần Tết, bởi không chỉ tác động đến đời sống, nhận thức của người lao động mà còn nguy cơ ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội nếu không được giải quyết thấu đáo.

Theo ông, cần có các chính sách hỗ trợ kịp thời, bởi lẽ hỗ trợ để vừa nuôi dưỡng nguồn lực lao động song cũng là phát triển doanh nghiệp, nếu nhiều doanh nghiệp bị xóa sổ không chỉ thiệt thòi cho chính doanh nghiệp mà còn cho cả nền kinh tế.

Theo đó, các chính sách hỗ trợ cần hướng đến cả doanh nghiệp và người lao động, vừa giữ chân lao động vừa giúp doanh nghiệp duy trì và tồn tại, chờ khi tình hình tốt hơn. 

“Hơn lúc nào hết, phải có chính sách thỏa đáng, sát với thực tiễn đời sống để hỗ trợ đối người lao động, vừa nuôi dưỡng nguồn lực lao động, vừa để doanh nghiệp duy trì, tồn tại, có cơ hội tiếp tục phát triển. Bên cạnh chính sách cấp bách, cần chính sách lâu dài về bảo hiểm xã hội, thu hút đầu tư, vay vốn…  Tổng Liên đoàn sẽ tiếp thu, tổng hợp các ý kiến để báo cáo, đề xuất những chính sách hỗ trợ sát thực tiễn cho người lao động”, ông Hiểu nói.

Minh Thư

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !