Ca mắc Covid-19 tăng 21%, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất lớn

Đây là nhận định của thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương khi số ca mắc tăng, có sự xuất hiện của biến chủng mới, tốc độ tiêm vắc xin chậm…

Trong 2-3 tuần gần đây, số ca mắc Covid-19 mắc có dấu hiệu tăng dù vẫn duy trì ở mức không cao (trên dưới 4.500 ca/tuần). Khu vực trọng điểm dịch là Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Tương tự tại khu vực phía Nam, dịch có xu hướng giảm nhưng một số tuần gần đây số mắc có xu hướng tăng trở lại.

Đáng lưu ý, trong ngày 21/7, nước ta ghi nhận gần 1.300 ca mắc Covid-19 mới, cao nhất trong 47 ngày qua. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, số mắc duy trì ở mức trên 1.000 ca/ngày.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết hiện nay Việt Nam cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19. Tuy nhiên, với việc ghi nhận các ca mắc biến thể phụ BA.4, BA.5, cộng với việc tiêm vắc xin còn chậm thì nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất cao. Trong 7 ngày vừa qua, số ca mắc tăng 21% so với tuần trước đó.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Vì thế, Thứ trưởng đề nghị các địa phương quán triệt thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch, triển khai nhanh việc tiêm vắc xin mũi nhắc lại, tiêm cho trẻ 5-11 tuổi.

Trong khi đó, TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho biết biến thể phụ BA.4, BA.5 lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, có nước chiếm đến 60-70% ca mắc.

Tại Việt Nam cũng đã xuất hiện ca mắc hai biến thể phụ này. Điều này đặt chúng ta phải kiểm soát ca tăng nặng, thở máy, thở ECMO để có đáp ứng kịp thời vì số mắc có thể tăng nhẹ.

"Hiện thế giới cũng chưa có đánh giá đầy đủ về việc sau tiêm đủ 2 mũi cơ bản mà tiêm mũi 3-4 thì đáp ứng miễn dịch kéo dài bao lâu. Vì virus luôn biến đổi, xuất hiện thêm các biến thể mới nên rất khó dự báo diễn biến dịch trong thời gian tới", TS Tâm nhấn mạnh.

TS Vũ Hương, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết theo dõi trong 6 tuần gần đây trên toàn cầu, có đến 5 tuần số mắc và tử vong tăng liên tục, duy nhất tuần 11-17/7 có số mắc tạm thời đi ngang.

Tuy nhiên, tình trạng đi ngang này không đồng nhất trên các khu vực, đặc biệt là khu vực Tây Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam ghi nhận số mắc tăng cao nhất trên toàn cầu.

"Như vậy, chúng ta có thể thấy đại dịch chưa chấm dứt. Ngày 12/7, Hội đồng các vấn đề khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu đã họp và khẳng định lại Covid-19 vẫn là vấn đề y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu", TS Hương nói.

Theo ông, Việt Nam cũng nằm trong diễn biến chung của toàn cầu. Đó là vấn đề nổi trội của biến thể BA.4 và BA.5, đặc biệt là BA.5. Theo thông tin cập nhật, có đến 50% ca mắc do BA.5, 14% là BA.4.

Chiến lược phát hiện, xét nghiệm đặc biệt là hệ thống giám sát phát hiện Covid-19 hiện nay thay đổi. Hầu hết các nước đều giảm cường độ, tần suất đặc biệt là khâu xét nghiệm. Vì thế, con số có thể không đại diện cho thực tế.

"Đây là điều chúng ta cần lưu ý để nhận định tình hình dịch. Về vắc xin, chúng ta có quyền tự hào Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tiêm vắc xin cao nhất thế giới. Tuy nhiên, chúng ta không phải không có khó khăn, đặc biệt với sự xuất hiện biến chủng của Omicron, các biến thể phụ mới BA.4, BA.5 có khả năng thoát miễn dịch", TS Hương phân tích.

Chuyên gia WHO nhấn mạnh một trong những can thiệp cực kỳ quan trọng liên quan đến vắc xin là triển khai nhanh những liều tiêm nhắc lại. Bộ Y tế, địa phương cần đặc biệt chú trọng việc tiêm nhắc lại trong giai đoạn hiện tại để đối phó với làn sóng lây nhiễm của BA.4 và BA.5.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong  ngày 21/7 có 457.727 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 241.480.787 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 210.612.349 liều: Mũi 1 là 71.298.413 liều; Mũi 2 là 68.814.862 liều; Mũi 3 (vắc xin Abdala) là 1.515.146 liều; Mũi bổ sung là 14.048.754 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 47.347.351 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 7.587.823 liều.

 Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 19.949.234 liều: Mũi 1 là 9.030.318 liều; Mũi 2 là 8.695.112 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 2.223.804 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 10.919.204 liều: Mũi 1 là 7.388.541 liều; Mũi 2 là 3.530.663 liều

N. Huyền 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !