Bia rượu - thủ phạm khiến 7.5% người tử vong do mắc các bệnh không lây nhiễm

Thống kê của WHO, mỗi năm có hơn 548.000 trường hợp tử vong do ung thư, bệnh tim mạch, tâm thần... trong đó, khoảng 7.5% (hơn 40.800 ca) tử vong liên quan đến bia rượu.

ThS. BS Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, Việt Nam xếp thứ 2 trong các nước khu vực Đông Nam Á và xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người.

Báo cáo toàn cầu năm 2018 của WHO cho thấy, Việt Nam chỉ xếp sau Lào và Hàn Quốc về lượng cồn nguyên chất tiêu thụ tại châu Á. Ước tính vào năm 2016, một người Việt Nam tiêu thụ trung bình 8,3 lít cồn nguyên chất, tương đương 170 lít bia mỗi năm và con số này có chiều hướng tiếp tục tăng.

ThS. BS  Nguyễn Tuấn Lâm thông tin, rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 5 trong 10 nguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Trong đó, dẫn đầu là chế độ dinh dưỡng và xếp thứ hai là thuốc lá.

{keywords}
TS Trần Quốc Bảo, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) 

Báo cáo thực trạng rượu bia toàn cầu của WHO cho thấy, rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật, chấn thương.

Trong số này phải kể đến chứng rối loạn tâm thần, ung thư, bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh tiêu hóa, tổn thương hệ miễn dịch, tác động đến bào thai, gây hành vi nguy cơ chấn thương...

Theo thống kê của WHO, mỗi năm có hơn 548.000 trường hợp tử vong do ung thư, bệnh tim mạch, tâm thần, tiêu hóa, nhiễm trùng và do một số bệnh khác; trong đó, ước tính có khoảng hơn 40.800 ca tử vong liên quan đến bia rượu, chiếm tỷ lệ 7,5%.

Đáng lưu ý, theo TS Trần Quốc Bảo, chuyên viên Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng nhấn mạnh, tỷ lệ uống rượu bia ở người trưởng thành tại Việt Nam ở mức cao, đặc biệt ở nam giới.

Theo kết quả điều tra yếu tố nguy cơ các bệnh không lây nhiễm của Bộ Y tế năm 2021, có tới hơn 64% nam giới và 10% nữ giới trưởng thành được hỏi cho biết có uống rượu bia 30 ngày qua.

Trong đó, tỷ lệ uống rượu bia ở mức nguy hại đều tăng cao qua các năm, đặc biệt là ở nam giới. Kết quả điều tra của Bộ Y tế cho thấy, cứ 3 nam giới lại có 1 người uống ở mức nguy hại.

Theo khuyến cáo của WHO, để giảm thiểu nguy cơ, người bình thường không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần. 

Nếu uống nhiều rượu bia đến mức có hại có thể dẫn tới tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính (ung thư, bệnh tim mạch…), nguy cơ chấn thương, bạo lực, giảm khả năng làm việc….

Ở mức nguy hại, rượu bia sẽ gây tổn thương cấp tính hoặc lâu dài về thể chất (tổn thương gan, xơ gan, bệnh tim mạch…), tâm thần (trầm cảm, loạn thần…) hoặc gây ra các hậu quả xã hội.

Nếu ở mức nghiện, người uống bị lệ thuộc vào rượu bia, đặc trưng bởi sự thèm muốn, mất kiểm soát, tăng mức độ dung nạp. Đây là bệnh lý thuộc nhóm bệnh tâm thần trong phân loại bệnh tật quốc tế (ICD-10) của WHO.

TS Trần Quốc Bảo khẳng định, uống rượu bia ở mức độ nào cũng tăng nguy cơ mắc ung thư. Tác hại của rượu bia là do chất cồn gây ra, không phụ thuộc là bia hay là rượu mà phụ thuộc vào lượng uống (bao nhiêu gam cồn) và cách thức uống (tần suất sử dụng) của mỗi người.

Để ngăn ngừa việc lạm dụng rượu bia,Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo,  chính sách thuế là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tác hại của rượu bia, giúp giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do rượu bia gây ra.

Đây là một trong trong 5 giải pháp trong gói giải pháp SAFER mà Tổ chức Y tế thế giới đề xuất để giảm sử dụng rượu bia, bao gồm: hạn chế sự có sẵn của rượu bia; cấm lái xe khi đã uống rượu bia; điều trị, sàng lọc, can thiệp nhằm làm giảm tác hại về sức khỏe do uống rượu bia; cấm/kiểm soát việc quảng cáo, tài trợ rượu bia; tăng thuế để tăng giá rượu bia.

Đồng tình với quan điểm này, Bộ Y tế, Tổ chức HealthBridge đều cho rằng, việc tăng thuế để tăng giá các mặt hàng rượu bia đem lại nhiều lợi ích cho y tế công cộng, kinh tế và xã hội.

Những lợi ích này bao gồm: làm giảm mức độ tiêu dùng, giảm tử vong, bệnh tật liên quan đến rượu bia, giảm chi phí y tế, cải thiện hiệu quả làm việc, giảm hậu quả về mặt xã hội của lạm dụng rượu bia và tăng thu ngân sách cho Nhà nước.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị nên bổ sung thuế tuyệt đối và chuyển sang cơ chế thuế hỗn hợp để có thể hạn chế các điểm yếu của thuế tỷ lệ như vấn đề chuyển giá và chuyển dịch tiêu dùng giữa các loại sản phẩm.

Ở một góc độ khác, nghiên cứu ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình cho thấy, hạn chế quảng cáo, tiếp thị rượu bia, đặc biệt là bia, đã giúp làm giảm được tổng lượng uống và lượng uống trung bình thường xuyên.

N. Huyền 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !