Ăn chay sao bác sĩ lại nói ngộ độc vi khuẩn độc thịt?

Thời gian vừa qua, dư luận xôn xao về các trường hợp ngộ độc có liên quan đến một loại thực phẩm chay. Một số người thân của người bệnh thắc mắc: Vì sao ăn chay lại ngộ độc vi khuẩn độc thịt?

ThS. BS. Khâu Minh Tuấn - Phụ trách khoa Cấp Cứu Tổng Hợp, Bệnh viện Nhân Dân 115 cho biết “Vi khuẩn độc thịt” là tên thường gọi theo Tiếng Việt của chủng vi khuẩn Clostridium. 

Do ngộ độc thường liên quan đến thịt đóng hộp nên mới có tên gọi như vậy. Tuy nhiên, tất cả các loại thực phẩm, từ rau, củ, quả đến thịt, hải sản, nếu chế biến không đảm bảo và đóng kín (trong hộp, can, lon, chai, hũ, bao) cùng với môi trường bảo quản bên trong không đạt yêu cầu sẽ dẫn tới việc nha bào phát triển thành vi khuẩn sinh độc tố. Chủng vi khuẩn này gồm có nhiều loại, trong đó, chủ yếu dòng vi khuẩn Clostridium botulinum sản sinh ra độc chất botulinum gây nên tình trạng ngộ độc.

Cũng theo bác sĩ Tuấn, Clostridium botulinum là vi khuẩn hình que, sống trong môi trường không có hoặc rất ít oxy, có thể di động và sinh nha bào (thể ngủ, tổn tại được trong điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, khí hậu). Nha bào có thể tồn tại trong đất ẩm, không khí, một ít trong ruột các loài hải sản, chịu đựng được đến vài giờ nếu đun sôi ở 100oC. Ngược lại, độc tố lại dễ bị phá hủy bằng nhiệt, nếu nấu ăn ở 80°C trong 30 phút là có thể an toàn tránh được ngộ độc.

Độc tố botulinum gây hại như thế nào?

Độc tố botulinum là một chất gây độc thần kinh, làm liệt cơ. Clostridium botulinum tạo ra 8 loại độc tố thần kinh khác nhau (từ type A đến type H). Năm trong số các độc tố (loại A, B, E, F và hiếm gặp là H) ảnh hưởng đến con người. Độc tố botulinum type A và B là các protein độc lực cao, có khả năng đề kháng với sự phân hủy của axit dịch vị và các men phân hủy protein trong hệ tiêu hóa.

{keywords}
Vi khuẩn Clostridium botulinum dưới kính hiển vi điện tử

Con người có thể ngộ độc botulinum bằng nhiều cách thức khác nhau: ngộ độc qua thực phẩm chứa độc tố hoặc nha bào của vi khuẩn, qua vết thương nhiễm khuẩn Clostridium botulinum, chúng tiết ra độc tố gây bệnh, hay hít phải nha bào trong không khí, hoặc ngộ độc bởi nhân viên y tế khi sử dụng quá liều độc tố botulinum (thường được tiêm trong thẩm mỹ). Ngộ độc botulinum ở trẻ em xảy ra khi trẻ ăn, uống phải nha bào của vi khuẩn, sau đó sinh sôi trong ruột.

Các hình thức ngộ độc botulinum ở người

 Theo bác sĩ Khâu Minh Tuấn độc tố được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng, theo máu đến đầu tận hệ vận động của các dây thần kinh ngoại biên, các đầu mút dây thần kinh phó giao cảm và các hạch tự động, sau đó, thâm nhập vào bên trong tế bào thần kinh, làm gián đoạn hoạt động của các hệ thống này.

Khi bị ngộ độc, người bệnh có các triệu chứng kinh điển của ngộ độc botulinum là nhìn đôi, nhìn mờ, sụp mi mắt, nói ngọng, nuốt khó, khô miệng và yếu cơ. Trẻ em bị ngộ độc botulinum biểu hiện mệt mỏi, ăn (bú) kém, táo bón, khóc yếu và trương lực cơ giảm.

Tất cả những triệu chứng này đều là biểu hiện của liệt cơ gây ra bởi độc tố vi khuẩn. Nếu không điều trị, người bệnh có thể tiến triển dần yếu liệt tay chân và toàn thân.

Trong ngộ độc botulinum từ thực phẩm, triệu chứng thường khởi phát từ 18 đến 36 giờ sau khi ăn uống thực phẩm nhiễm khuẩn, nhưng cũng có thể xuất hiện sớm sau 6 giờ hoặc muộn hơn sau 10 ngày.

Nếu bệnh trầm trọng, cơ hô hấp cũng bị tổn thương dẫn đến suy hô hấp và tử vong nhanh chóng nếu không được hỗ trợ hô hấp, thở máy.

Điều trị đặc hiệu: Sử dụng thuốc kháng độc tố càng sớm càng tốt sau khi có chẩn đoán lâm sàng, không được trì hoãn để chờ kết quả nuôi cấy vi khuẩn. Thuốc kháng độc tố ít đem lại lợi ích nếu được dùng quá 72 giờ sau khi khởi phát triệu chứng. Dùng thuốc sớm có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ tử vong. Thuốc có vai trò trung hòa các độc tố chưa gắn lên tế bào thần kinh, giúp ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn của bệnh.

Điều trị triệu chứng: Những trường hợp ngộ độc botulinum nặng cần điều trị hỗ trợ, đặc biệt là thở máy, có thể phải điều trị hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Không cần dùng thuốc kháng sinh (trừ trường hợp nhiễm độc từ vết thương).

Hiện tại chưa có vắc xin có hiệu quả phòng ngừa bệnh nên bác sĩ Tuấn cho rằng mọi người cần phòng bệnh thật tốt. 

Việc đóng hộp, bảo quản thức ăn tại nhà phải đúng cách. Độc tố botulinum bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên thức ăn đóng hộp cần nấu sôi khoảng 10 phút trước khi ăn để đảm bảo an toàn. Các loại thực phẩm đóng hộp có dấu hiệu hư hỏng, các hộp bị nở phồng hoặc rò rỉ phải được loại bỏ.

Chăm sóc ngay khi vết thương nhiễm trùng và phải hỏi ý kiến bác sĩ trong việc dùng thuốc trong điều trị vết thương, giữ vệ sinh cho trẻ, tránh trẻ cho tay bẩn vào miệng.

K.Chi

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !