Vướng víu, nóng bức, bị kỳ thị, những chàng trai nuôi tóc dài vì bệnh nhân ung thư đích thực là đàn ông tuyệt vời

Với các bạn nam đã quá quen thuộc với mái tóc ngắn, việc nuôi tóc dài không chỉ là trải nghiệm thú vị mà còn là những thử thách rất lớn khi họ gặp phải vô số tình huống trớ trêu với mái tóc của mình.

Dở khóc, dở cười vì mái tóc dài

Những năm gần đây, mạng lưới ung thư vú Việt Nam (Breast Cancer Network Vietnam - BCNV) đã xây dựng một thư viện tóc thật nhằm giúp các bệnh nhân ung thư nói chung, đặc biệt là bệnh nhân ung thư vú, được sử dụng tóc tự nhiên thay vì sợi tóc nhân tạo.

Trào lưu nuôi tóc dài để hiến tặng cho các bệnh nhân ung thư được nhiều bạn trẻ hưởng ứng nhiệt tình. Với các bạn nam, việc nuôi tóc dài để hiến tặng là những trải nghiệm vô cùng đặc biệt và đáng nhớ.

Anh Võ Mậu Quốc Bảo (32 tuổi, ở Ninh Thuận) chia sẻ: “Khoảng thời gian 8-12 tháng đầu khi nuôi tóc dài, mình đã suýt cắt phăng mái tóc mấy lần. Vì đặc thù công việc phải đi lại nhiều, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, mồ hôi túa ra như “xông hơi” khiến mình cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình làm việc. Nhưng quyết tâm nuôi tóc dài để hiến tặng cho các bệnh nhân ung thư đã giúp mình vượt qua những thử thách đó”.

{keywords}
Anh Quốc Bảo (thứ 2 từ trái sang) cho biết những ngày đầu nuôi tóc dài là chuỗi ngày thử thách khó quên với anh.

Anh Bảo bắt đầu nuôi tóc từ năm 2016. Tuy được người thân, bạn bè ủng hộ việc nuôi tóc dài nhưng anh vẫn giấu nhẹm việc hiến tặng tóc cho các bệnh nhân ung thư, vì với anh, đã làm việc tốt thì chỉ cần mình biết và quyết tâm thực hiện là được. Cho đến hiện tại, sau khi hiến tóc thành công và nhận ra ý nghĩa lớn lao từ việc hiến tặng tóc này, anh ấp ủ dự định sẽ tiếp tục nuôi tóc dài và hiến tặng, giúp các bệnh nhân ung thư vú có thể tự tin hơn để chiến đấu với bệnh tật.

Còn anh Đào Tuấn Tùng (30 tuổi, Hoà Bình) đã từng bị kỳ thị chỉ vì mái tóc dài, nhận được nhiều bình luận, góp ý trực tiếp về việc nếu cắt tóc và để tóc như con trai bình thường sẽ thế này, còn để tóc dài sẽ thế kia, thậm chí là cả những đánh giá chưa khách quan về nhân cách, năng lực thông qua vẻ bề ngoài.

“Trước đây, mình xem được một video nói về một cậu bé người Nhật đã nuôi tóc rất dài để tặng cho bạn của mình bị ung thư. Mình đã được truyền cảm hứng từ video đó nên thử tìm kiếm tổ chức thu nhận tóc. Sau đó, mình đã tìm thấy ở Việt Nam có ngân hàng tóc, thư viện tóc. Ai cũng thấy lạ về việc mình để tóc dài. Sau khi mình nói vè mục đích mình để tóc dài, mọi người còn thấy lạ lẫm hơn nữa”, anh Tùng cho hay.

{keywords}
Anh Tùng mong muốn thời gian tới sẽ làm tóc cho cả những bệnh nhân ung thư khác, nhất là trẻ em, vì hiện tại, ngân hàng tóc chỉ nhận tóc làm cho bệnh nhân ung thư vú.

Anh Tùng chia sẻ thêm, anh cũng gặp phải một số rắc rối khá trớ trêu như bị các bạn nữ trên mạng nhắn tin làm quen, khen đẹp trai… nhưng rồi cũng cảm thấy bình thường, điều đó không ảnh hưởng lắm đến cuộc sống riêng. Anh hi vọng rằng mình có thể góp chút công sức giúp các bệnh nhân ung thư vú có một mái tóc giả thật đẹp, giữ trọn vẹn nét nữ tính dù mang trong mình căn bệnh nan y.

Theo chị Nguyễn Thuỷ Tiên, đại diện mạng lưới Tóc hồng, việc các bạn nam hiến tặng tóc chưa thật sự phổ biến. Nhiều bạn nam khi nuôi tóc dài thường vấp phải sự phản đối của gia đình vì tâm lý e ngại của các bậc phụ huynh.

"Trở ngại các bạn nam gặp phải trong thời gian đầu khi nuôi tóc dài là sẽ cảm thấy hơi vướng víu vì chưa quen. Thứ hai là ảnh hưởng từ môi trường làm việc, vì một số cơ quan yêu cầu nhân viên nam để tóc ngắn gọn gàng. Nếu vượt qua được 2 trở ngại lớn này thì việc nuôi tóc dài sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Một số bạn nam đã cạo tóc sát da đầu để có thể nuôi một mái tóc chất lượng hiến tặng cho các bệnh nhân ung thư. Nhiều bạn cũng gặp phải sự trêu chọc, đánh giá của những người xung quanh, nhưng chính những điều đó cho các bạn sự thấu hiểu sâu sắc, đồng cảm hơn với những nữ bệnh nhân bị rụng tóc do hoá chất điều trị”, chị Thuỷ Tiên chia sẻ.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Chị Triệu Cát Tường, đại diện một đơn vị liên kết với Thư viện tóc của  Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam cho biết: “Khoảng thời gian đầu khi nuôi tóc dài thật sự là một thử thách đối với các bạn nam. Khí hậu Việt Nam khá nóng ẩm nên sẽ gây khó chịu vì các bạn chưa quen với mái tóc dài. Hơn nữa, tóc các bạn nam khá mỏng, dễ đứt gãy, đòi hỏi phải chăm sóc kỹ lưỡng khi nuôi dài”.

Theo chị Cát Tường, ngoài sự mềm mại nhẹ nhàng của những sợi tóc thật nhằm giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, không bị bức bối ngứa ngáy như tóc giả bằng sợi nilon thì sự trao tặng này bao hàm tính nhân văn, tình yêu thương của các tình nguyện viên và những người đang ngày đêm âm thầm hoạt động kêu gọi chung tay vì các bệnh nhân ung thư vú ở Việt Nam.

“Những bạn nam nuôi tóc và hiến tặng cho mạng lưới tóc hồng đúng là những người đàn ông tuyệt vời và rất đáng được trân trọng”, chị chia sẻ.

{keywords}
Những mái tóc dài mượt của các bạn nam được chị Cát Tường tự tay cắt và chuyển đến thư viện tóc.

Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh (Học viện Hành chính Quốc gia TP Hồ Chí Minh) chia sẻ quan điểm: “Tôi cho rằng hành động hiến tóc của các bạn nam là rất đáng quý, là cả một quá trình mà không phải ai cũng làm được. Với người phụ nữ, mái tóc chính là báu vật. Bị rụng tóc trong quá trình điều trị hoá chất, chống chọi với ung thư là cú sốc tinh thần vô cùng lớn với họ. Bệnh nhân ung thư rất cần được giúp đỡ, tuy nhiên, sự giúp đỡ đó nên thật tế nhị, cẩn trọng để người bệnh cảm thấy an toàn, xoá bỏ sự e ngại, mặc cảm”.

Theo TS Minh, những bệnh nhân ung thư thường khá nhạy cảm trong các giai đoạn điều trị bệnh, họ cần có chỗ dựa vững chắc từ người thân, bạn bè để gạt bỏ tâm lý bất an, lo lắng về bệnh tình của mình,… Những hành động mang tính tích cực của những người xung quanh sẽ giúp các bệnh nhân hiểu sâu về bệnh tật, phối hợp các liệu pháp điều trị của bác sĩ hiệu quả hơn.

Đoàn Sao

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Chuyện ấm áp tình người ở khu chung cư bình dân TPHCM

Cuộc sống của gia đình tôi ngày một tốt hơn, nhiều khi muốn chuyển đến một chỗ ở tiện nghi, nhưng cái tình người ở chung cư đã níu chúng tôi lại.

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bảo hiểm Nhân thọ FWD lan tỏa thông điệp sống đầy theo cách đặc biệt

Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.

Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Cà Mau đón những đàn chim trở về

Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.

8X mở quán cơm 2.000 đồng/suất ở Gia Lai, bà con thoải mái vào ăn

Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.

Chàng trai 9X 7 năm làm điều đặc biệt trên hè phố Đà Nẵng

7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.

Nữ giúp việc phát hiện bọc vàng: Tôi run lắm, chưa bao giờ thấy nhiều vàng thế

Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !