Vững tin ở Trường Sa

Mặc dù lần đầu đến với Trường Sa, tôi có cảm giác như đã trở về nhà của mình.

Với những người lần đầu mới ra Trường Sa được thâm nhập thực tế, cảm nhận được biển, đảo quê hương; cảm nhận được tình cảm, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa và khu vực nhà giàn DK1 thiêng liêng của Tổ quốc thì thật ý nghĩa. 

Vững tin ở Trường Sa - ảnh 1

Lễ Chào cờ tại đảo Trường Sa

Tình người nơi đầu sóng

Mặc dù lần đầu đến với Trường Sa, tôi có cảm giác như đã trở về nhà của mình. Ở giữa biển khơi, tình cảm gắn bó giữa người với người, giữa quân và dân trên các đảo chính là động lực để họ vượt qua được những khó khăn, vươn lên giữa nắng gió Trường Sa.

Khi đặt chân lên xã đảo Song Tử Tây, chúng tôi được cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đón tiếp nồng hậu, thắm tình quân dân. Trò chuyện với chúng tôi, chị Trương Thị Thanh Xuân – cư dân trên đảo vui vẻ kể: "Ở xã đảo này mọi người sống với nhau rất đoàn kết, thương yêu, đùm bọc nhau như người thân trong đại gia đình. Trong cuộc sống thường nhật, mỗi khi ai đó gặp khó khăn, giúp nhau được gì là vợ chồng chúng tôi luôn sẵn sàng". Qua câu chuyện, chúng tôi hiểu tình cảm dành cho cán bộ, chiến sĩ và các hộ dân sống trên đảo là thiêng liêng và vô giá, tiền bạc không thể đánh đổi được.

Cũng theo chị Xuân, mọi người dân trên đảo chia sẻ với nhau từng gáo nước ngọt, từng cọng rau xanh, thậm chí còn may vá quần áo cho cán bộ, chiến sỹ sau những ngày làm nhiệm vụ không may bị rách. "Hay hôm nào trời yên biển lặng ông xã đi đánh cá về, nhiều ít cũng chỉ giữ lại một phần để gia đình dùng, tăng gia được ngọn rau xanh, cũng chỉ để đủ cho gia đình còn lại đem biếu cán bộ, chiến sỹ trên đảo. Và mỗi khi có việc nặng, nhờ vả các chú bộ đội sẵn sàng giúp đỡ hết mình, không một chút do dự", - chị Xuân chia sẻ.

Vững tin ở Trường Sa - ảnh 2

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn thăm hỏi, động viên gia đình trẻ trên xã đảo Song Tử Tây

Ngư dân Huỳnh Duy Khánh – thuyền viên tàu cá QNg 95555 (thôn Cù Lao - xã Bình Chánh - huyện Bình Sơn - tỉnh Quảng Ngãi) xúc động kể lại câu chuyện trong một lần bị tai nạn đã tìm đến bệnh xá đảo Trường Sa:  Tôi rất cảm phục, biết ơn các y - bác sỹ trên đảo Trường Sa đã cứu chữa cho tôi được sống như ngày hôm nay. Tôi và rất nhiều ngư dân khác đang khai thác thủy sản tại ngư trường Trường Sa, các cán bộ, chiến sỹ, nhất là y - bác sỹ trên đảo Trường Sa sẽ mãi là niềm tin, nỗi nhớ và chỗ dựa vững chắc kể cả lúc trời yên biển lặng hay khi sóng gió, bão giông để vươn khơi, bám biển.

Tình quân dân trên đảo Trường Sa thật gắn bó và là địa chỉ tin cậy của quân và dân trên đảo, cũng như bà con ngư dân đang hoạt động tại vùng biển chủ quyền Trường Sa của Việt Nam. Trung úy, Bác sỹ quân y Thái Ngọc Bình (đảo Trường Sa – tỉnh Khánh Hòa) cho biết: Từ tháng 1/2014 đến nay, bệnh xá đảo Trường Sa đã thu dung, khám và điều trị cho trên 1.400 lượt ngư dân và các lực lượng trên đảo, trong đó có nhiều trường hợp bệnh nặng. Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân cùng các lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ trên đảo, những năm qua, bệnh xá đảo Trường Sa luôn là điểm tựa vững chắc của bà con ngư dân đang lao động, sản xuất trên vùng biển chủ quyền của đất nước. Nhờ có sự giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời của cán bộ, chiến sỹ, là chỗ dựa vững chắc giúp bà con ngư dân vượt qua hiểm nguy, vươn khơi, bám biển. Mặt khác, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan, thời gian qua bệnh xá đảo Trường Sa tiếp tục được nâng cấp, bổ sung thêm các trang thiết bị y tế thì việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của các lực lượng trên đảo và bà con ngư dân sẽ còn thuận lợi hơn nữa trong thời gian tới.

Hậu phương luôn là điểm tựa vững chắc

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn – người đã 6 lần đến Trường Sa (ở nhiều cương vị công tác khác nhau) cho biết: Sau mỗi lần đến Trường Sa tôi đều có những cảm xúc khó tả, Trường Sa thay đổi hàng ngày, đoàng hoàng hơn, khang trang, sạch đẹp hơn.

Thứ trưởng nhớ lại: Ngay từ những năm đầu chúng tôi ra Trường Sa, khi ánh bình minh vừa bắt đầu rạng sáng, từ xa nhìn thấy cột đèn Song Tử Tây lòng thấy xúc động trào dâng. Rất nhiều người đã rưng rưng nước mắt, đều thốt lên Tổ quốc của ta đây rồi, đất của ta đây rồi, biển - trời của ta đây rồi. Cá nhân tôi cũng vậy, mặc dù đã nhiều lần ra Trường Sa nhưng cảm giác mỗi lần đều rất khác nhau trước những đổi thay. Còn với cán bộ, chiến sĩ, người dân Trường Sa thì hết sức thân thiện. Mặc dù có nhiều người chúng ta chưa từng gặp họ, biết họ khi ra tới đảo chúng tôi ôm trầm lấy nhau như những người thân trong  nhà đi xa về cùng rưng rưng nước mắt.

Vững tin ở Trường Sa - ảnh 3

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn với nhân dân đảo Trường Sa

Đứng trên quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc, mỗi người đều có một cảm xúc riêng. Và điều đọng lại sâu nặng nhất đó là tình đồng chí, tình đồng bào, tình quân dân luôn gắn bó, đoàn kết chặt chẽ với nhau trước mọi hoàn cảnh. Đó thực sự là điểm tựa vững chắc giúp quân và dân trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 vượt qua mọi khó khăn, thử thách của thiên nhiên, bão tố và những âm mưu, thủ đoạn từ bên ngoài, hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Với Thứ trưởng thì tất cả mọi tiền tuyến lớn đều có một hậu phương vững chắc là sự đảm bảo rất lớn cho sự bền vững của tiền tuyến. Chính vì vậy, tất cả sự nỗ lực cố gắng từ đất liền, của các cấp ủy đảng, của chính quyền và mọi người dân sẽ giúp cho Trường Sa và nhà giàn DK1 vững mạnh hơn cả về tinh thần lẫn vật chất. Theo đó, việc làm tốt chính sách hậu phương quân đội, giúp cho chiến sỹ yên tâm hơn, sẵn sàng làm nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cùng với động viên tinh thần, chúng ta động viên về vật chất bằng việc góp sức, góp công của tất cả các cấp, các ngành, địa phương và tất cả mọi người để làm cho Trường Sa ngày càng xanh – sạch – đẹp hơn.

Trong suốt thời gian qua, tình cảm của người dân đối với Trường Sa nói chung và tình cảm của cán bộ, chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa nói riêng hết sức thân thuộc. Đây chính là nghị lực lớn, chính người lính ở Trường Sa động viên những người ở trong đất liền vững tin hơn về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của ta ở Trường Sa. Do vậy, cần đẩy mạnh, tăng cường tuyên truyền ý thức biển đảo đến người dân, nâng cao hơn nữa ý thức về chủ quyền biển, đảo, có trách nhiệm với biển, đảo quê hương hơn nữa. Từ ý thức đó trở thành hành động cụ thể vì Trường Sa thân yêu. Chính vì vậy, mỗi công việc, mỗi suy nghĩ, mỗi lời nói, mỗi việc làm của chúng ta phải luôn luôn hướng về biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc - Thứ trưởng Trương Minh Tuấn mong muốn.

Chia sẻ về tình quân dân nơi quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Ngọc Tương – nguyên Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân chia sẻ, tình cảm của nhân dân cả nước nói chung và tình cảm của cán bộ, công nhân viên ngành Thông tin và Truyền thông nói riêng trong chuyến đi lần này mang lại cảm xúc thật to lớn như tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sỹ và các lực lượng làm nhiệm vụ trên đảo quyết tâm hơn, vững vàng hơn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thân yêu của chúng ta. Ông tin chắc rằng với những hoạt động thiết thực, ý nghĩa trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1 lần này mỗi thành viên trong đoàn đều mang về địa phương của mình những tình cảm sâu nặng từ biển đảo. Đặc biệt là những lời gửi gắm của cán bộ, chiến sỹ từ quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 để gần hơn với đảo, có trách nhiệm hơn với chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Thiếu úy, bác sĩ Nguyễn Thành Đại (tiểu đoàn DK1 nhà giàn DK1/18, tiểu đoàn DK1 vùng 2 Hải quân) khẳng định: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sỹ công tác trên nhà giàn DK1/18 đều cố gắng tìm cách khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hậu phương luôn là điểm tựa vững chắc đế tôi cũng như các cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 yên tâm công tác. Tôi mong hậu phương hãy yên tâm, tin tưởng chúng tôi và hứa sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong mọi tình huống./.

Ngô Xuân Lộc/Mic.gov.vn

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !