Vùng kín bé 3 tuổi bị bỏng do đổ keo 502 dính vào khô cứng

Trong lúc chơi, bé 3 tuổi vô tình lấy keo 502 đổ vào bộ phận sinh dục khiến toàn bộ vùng này bị bỏng, keo dính vào khô cứng.

{keywords}
Bệnh nhi được gia đình đưa vào viện cấp cứu 

Phòng khám ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận cấp cứu cho bệnh nhi H.M.K, 3 tuổi, trú tại thành phố Cao Bằng trong tình trạng bộ phận sinh dục bị bỏng, dính bám keo con voi (keo 502) đã bị khô cứng.

Người nhà trẻ cho biết, bé chơi tại nhà vô tình lấy keo 502 đổ vào bộ phận sinh dục, khi phát hiện đã khẩn trương đưa bé đến Bệnh viện.

Khi nhập viện, trẻ được các bác sĩ tại phòng khám Ngoại xử trí gỡ dính, kiếm tra lấy dị vật keo khô, vệ sinh vùng bỏng. Do da em bé còn rất non nớt, hoá chất trong keo lại có sự kết dính nhiệt rất mạnh dẫn đến tổn thương mô và biểu bì.

Hiện tại, sức khỏe bệnh nhi đã ổn định, được theo dõi điều trị tại Khu cách ly Bệnh viện.

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo keo 502 là loại keo có chứa hóa chất độc hại (Methylene Chloride, Ethyl acetate, methylbenzen Cyclohexane…), tốc độ đông cứng nhanh, khả năng bám dính cao… Nếu bị bắn vào mắt thì có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc, viêm loét giác mạc…

Do đó, các gia đình có trẻ nhỏ cần chú ý cất giữ cẩn thận các loại keo dính và hóa chất độc hại ở trên các vị trí cao, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.

Khi phát hiện trẻ nhỏ hoặc người lớn bị keo 502 dính vào những vùng nhạy cảm, cần đưa đến cơ sở y tế có chuyên khoa càng sớm càng tốt. Không được tự ý xử lý bằng bất cứ loại hóa chất nào để tránh nguy hại (tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian).

N. Huyền  

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Đang cập nhật dữ liệu !