Vùng biển nào, quốc gia ven biển có Quyền chủ quyền và Quyền tài phán?

Hỏi: "Xin hỏi, vùng biển nào quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán? Và có quyền đó, quốc gia ven biển được làm gì?"- Nguyễn Thị Hiển (Kim Bôi, Hòa Bình)

Trả lời:

Trở lại với sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Đây là hành vi sai trái xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước ta. Vậy tại sao hành động này lại xâm phạm đến quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam? Điều này được quy định trong Công ước về Luật Biển 1982 như thế nào? Điều này sẽ được giải thích rõ ràng dưới đây.

Vùng biển nào, quốc gia ven biển có Quyền chủ quyền và Quyền tài phán? - ảnh 1

Giàn khoan Hải Dương

Dưới đây, sách "100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam" của Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ lý giải chi tiết về vấn đề này:

Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển sau đây:

Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous zone): Công ước quy định các quốc gia ven biển có quyền có một vùng tiếp giáp lãnh hải. Đây là vùng biển nằm ngoài lãnh hải, tiếp liền với lãnh hải và không được mở rộng quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, tại đó, quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài. Vùng tiếp giáp lãnh hải nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và là một bộ phận đặc thù của vùng đặc quyền kinh tế.

Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Tại Điều 303, Công ước đã mở rộng thẩm quyền của quốc gia ven biển đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ nằm trên đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải. Để kiểm soát việc mua bán các hiện vật này, quốc gia ven biển có thể coi việc lấy các hiện vật đó từ đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có sự thoả thuận của mình là sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ hay lãnh hải của mình.

Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone) là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Vùng đặc quyền kinh tế là một chế định pháp lý mới, lần đầu tiên được ghi nhận trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc biệt, trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế, được quy định bởi Công ước, mà không chia sẻ với các quốc gia khác.

Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có:

a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc phi sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

b) Quyền tài phán về việc:

- Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và
công trình;

- Nghiên cứu khoa học về biển;

- Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

c) Các quyền và nghĩa vụ khác do Công ước quy định.

Tuy vậy, trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, đều được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt cáp và ống dẫn ngầm cũng như quyền tự do sử dụng biển vào các mục đích hợp pháp khác và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do nói trên và phù hợp với các quy định của Công ước.

Quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn, quản lý và duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế tránh không bị ảnh hưởng do khai thác quá mức. Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 còn quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển và các quốc gia khác nhằm bảo tồn các loài sinh vật biển như: các loài cá di cư xa; các loài có vú; các đàn cá vào sông và ra biển sinh sản; các loài định cư...

Thềm lục địa (Continental Shelf) là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến giới hạn nằm cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý. Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia ven biển có thể mở rộng ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý.

Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Đây là những đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển này không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa (bao gồm các tài nguyên phi sinh vật và các tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư), thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thoả thuận rõ ràng của các quốc gia ven biển. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa tồn tại một cách “nghiễm nhiên”, không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào.

Tuy nhiên, khi tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý quốc gia ven biển có nghĩa vụ đóng góp tài chính theo quy định của Công ước. Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền tự do của các quốc gia khác đã được Công ước thừa nhận. Tất cả các quốc gia đều có quyền lắp đặt cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thoả thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của cáp hoặc ống dẫn ngầm.

Hồng Chuyên (chọn đăng)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !