Vợ mất, quyết tâm phải sống vì 3 con nhỏ, bệnh nhân Covid-19 hồi phục kỳ diệu

Mỗi lần nhìn thấy bác sĩ, bệnh nhân lại 'cầu cứu' và quan trọng nhất đó là nghị lực sống của người bệnh, dù phổi trắng xoá anh vẫn cố gắng. Vợ mất, nhờ quyết tâm phải sống vì 3 con nhỏ, bệnh nhân Covid-19 hồi phục kỳ diệu

Tư thế nằm đơn giản giúp F0 dễ thở nhất

Tư thế nằm đơn giản giúp F0 dễ thở nhất

Các bác sĩ cho biết, tư thế nằm sấp cho bệnh nhân Covid-19 sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn, cải thiện lượng oxy máu đáng kể.

Nghị lực từ đôi mắt 
TS BS Quan Thế Dân – BV Đại học Y Hà Nội tham gia hỗ trợ Bình Dương chống Covid-19. Ông đang thực hiện công tác điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến hồi sức cấp cứu Becamex Bình Dương.

Câu chuyện về một bệnh nhân Covid-19 quyết tâm phải sống vì 3 con nhỏ tại Bình Dương được TS Dân chia sẻ gây xúc động cho nhiều người.

TS Dân cho biết theo thói quen khi vào tham gia điều trị, mỗi ngày ông đều “lượn một vòng” ở khu hồi sức cấp cứu xem tình hình bệnh nhân nào tiến triển tốt rồi lại về chia sẻ với các đồng nghiệp. Mỗi bệnh nhân tốt lên là một niềm vui với nhân viên y tế.

Một bệnh nhân Covid-19 đặc biệt, vợ anh mới qua đời. Khi thấy bác sĩ Dân, bệnh nhân nhìn bác sĩ khẩn khoản: “Bác ơi cứu cháu với, cháu còn 3 con nhỏ, vợ cháu mới mất”. Bác sĩ Dân vô cùng xúc động nhưng chỉ biết động viên bệnh nhân “cố gắng nhé”.

Bác sĩ Dân cho biết bệnh nhân này rất nặng. Khi vào ca, bác sĩ cũng được các nhân viên y tế khác báo ca này nặng, tiên lượng tử vong rất lớn. Bệnh nhân bị Covid-19 'ăn' trắng phổi, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da.

Bệnh nhân bị Covid-19 'ăn' thủng phổi nếu nặng lên không thở được thì cũng không thể dùng máy thở vì đang tràn khí màng phổi. Bác sĩ chỉ biết động viên, nhưng khác với các bệnh nhân khác, bệnh nhân này rất ít than phiền, anh luôn tự cố gắng.

Xét nghiệm thì thấy các chỉ số của bão cytokin đang hoành hành dữ dội. Hai lá phổi viêm trắng xóa.

BS Dân cho biết: “Chúng tôi phải dùng tối đa oxy hỗ trợ: thở oxy dòng cao HFNC 60 lít/phút, rồi lại chụp thêm ra ngoài một cái mask oxy 15 lít phút. Oxy phun ào ào như thác lũ nhưng phổi viêm nặng như thế, oxy không vào máu được nên người bệnh thiếu oxy máu, người rất mệt và khó chịu”.

Bệnh nhân luôn cố gắng giành giật sự sống để về với con. Anh luôn nằm sấp suốt ngày, hổn hển hớp từng ngụm oxy, đôi mắt luôn đầy nghị lực sống. Đến bữa anh cố gắng ăn để lấy sức.

Mỗi lần ăn, bác sĩ Dân nhấc vội mask oxy ra bón cho bệnh nhân một thìa cháo, anh há mồm ăn vội (như con cá đớp mồi), rồi lại chụp ngay cái mask oxy xuống.

{keywords}
BS Dân cho rằng lòng quyết tâm của người làm cha đã làm nên điều kỳ diệu của bệnh nhân.

Bệnh nhân này rất đặc biệt, bác sĩ Dân theo dõi anh là một người rất có nghị lực, biết chịu đựng, không hoảng loạn, than vãn, kêu ca. Cái cảm giác khó thở là trải nghiệm kinh khủng nhất, ít ai giữ được bình tĩnh. Nếu bệnh nhân càng la lối, càng kêu ca thì càng thở gấp phổi càng tổn thương nặng lên.

Quyết tâm về với con 

Mỗi buổi sáng TS Dân đi vào phòng bệnh cũng thấy bệnh nhân nằm sấp, hai vòi phun oxy kêu phè phè, đầu đẫm mồ hôi, nhưng vẫn cố thở. Những người giống như anh đã đều không qua khỏi còn anh bệnh nhân này đang từ từ khỏe lên. SpO2 tăng dần, tăng dần. Bác sĩ giảm dần liều oxy. Thấy bệnh nhân tiến triển tốt, bác sĩ Dân lại động viên: “Giỏi lắm, sắp về với con rồi”. 

Anh ngước nhìn lên: Bác cố cứu cháu nhé. Tôi ừ đại: yên tâm đi. Nhưng thật ra tôi nghĩ bụng, anh ấy đang tự cứu mình rất tốt, mấy người cùng đợt hay kêu ca thì đi hết rồi. Sáng nay thấy liều oxy đã giảm khá nhiều, tôi bảo anh: bây giờ bác bỏ cái máy này đi nhé, cháu tập thở giảm dần oxy đi thì mới về với con được”- BS Dân kể.

Với những người khó thở sợ bị cắt mất nguồn oxy lắm nhưng ánh mắt bệnh nhân ánh lên vẻ quyết tâm. Khi bác sĩ Dân ngưng cái máy oxy dòng cao, bệnh nhân chỉ còn thở oxy qua mặt nạ. Mười lăm phút trôi qua, oxy máu vẫn không giảm mấy, bệnh nhân vẫn thở đều, không phải gắng sức. BS Dân thốt lên thành công rồi, sắp về với con rồi.

Nhìn bệnh nhân mỉm cười rạng rỡ, tay nắm vòi phun oxy không dùng đến giơ lên, như minh chứng cho quyết tâm sống của mình – bác sĩ Dân chỉ biết động viên “Giỏi lắm”.

Với ca bệnh này, bác sĩ Dân cho rằng đó là điều kỳ diệu, lòng quyết tâm của người làm cha đã làm nên điều kỳ diệu này.

Bác sĩ Dân cho biết khi tham gia ở BV tầng 3 là chóp nhọn của dịch bệnh, chỉ chiếm 5% số bệnh nhân, nhưng toàn là người bệnh nặng và một nửa trong số này sẽ tử vong.

Nhiều bệnh nhân vào điều trị cứ nằm khóc, gọi bác sĩ ơi cho tôi về nhìn con lần cuối, còn có anh thanh niên thì nói: “bác ơi, bác cố cứu tôi nhé, tôi còn con nhỏ, vợ tôi mới mất hôm trước rồi”.

BS Dân tâm sự: “Nghe những câu nói ấy, nhân viên y tế nước mắt lăn dài, cố tỏ ra vẻ gắt gỏng, chết thế nào được, nằm yên thở đều đi rồi sẽ khỏe. Những lời nói dối lúc này có khi còn hiệu quả hơn những liều thuốc. Vì bệnh nhân hốt hoảng sẽ thở nhanh hơn, đòi hỏi nhiều oxy hơn, thì sẽ quá sức chịu đựng của lá phổi. Bệnh nhân bình tĩnh không kêu than, nghe lời bác sĩ, bảo nằm tư thế nào là nằm theo thì cải thiện oxy máu rất tốt và họ sẽ được về nhà. 

Bà mẹ sinh 5 kỷ lục ở Việt Nam, nỗi đau khi cả nhà mắc Covid-19

Bà mẹ sinh 5 kỷ lục ở Việt Nam, nỗi đau khi cả nhà mắc Covid-19

Chị Lê Huỳnh Anh Thư – bà mẹ sinh 5 con, kỷ lục 1 lần sinh tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện dịch Covid-19 tràn tới gia đình chị, những ngày tháng vô cùng chới với, khi mẹ chồng nhiễm bệnh và mất, 6 mẹ con phải gắng vượt qua

Thứ trưởng Bộ Y tế nói gì về đề xuất người tiêm đủ 2 mũi vắc xin được đi làm

Thứ trưởng Bộ Y tế nói gì về đề xuất người tiêm đủ 2 mũi vắc xin được đi làm

“Những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 được ưu tiên hơn là đúng nhưng khi họ thực thi công vụ hoặc làm nhiệm vụ gì đó thì vẫn phải đảm bảo phòng chống Covid-19”.

 
 K.Chi 
 
 
 
 
 

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Bí quyết giúp cụ bà 91 tuổi vẫn chơi thể thao, ăn kem mỗi ngày

Cụ bà người Mỹ đam mê thể thao, đặc biệt là bóng ném. Ngoài ra, bà còn dành thời gian chăm sóc ngôi nhà, cắt cỏ, cào tuyết và cưa cây.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nam giới ăn tỏi mỗi ngày sẽ có nhiều thay đổi bất ngờ sau 2 tháng

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng và là vị thuốc từ thiên nhiên. Ăn tỏi đúng cách giúp nam giới phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cân, cải thiện chất lượng tinh trùng.

Đang cập nhật dữ liệu !