Viettel chuyển dịch tham gia mạnh vào chuỗi giá trị toàn cầu

Với việc ra mắt Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel (Viettel Manufacturing Corporation - VMC), tập đoàn Viettel vừa ghi dấu sự chuyển dịch chiến lược, tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa công bố cho ra mắt Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel (Viettel Manufacturing Corporation - VMC). 

VMC hiện đang sở hữu hệ thống nhà xưởng rộng hơn 26 ha và 1.300 cán bộ công nhân viên với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại.

VMC hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất thiết bị quang điện tử, tích hợp. VMC còn mở rộng sang các lĩnh vực công nghệ mới như composite, xử lý bề mặt, chế tạo robot, điện gió, dầu khí… Mục tiêu của VMC là trở thành nòng cốt trong Tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao Quốc gia và tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu. Đây là tổng công ty thứ 9 thuộc Tập đoàn Viettel. 

Năm dòng sản phẩm chính trong định hướng phát triển của VMC gồm: Sản phẩm công nghệ cao thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, mô hình mô phỏng, radar, điều khiển tự động, cáp quang và tác chiến không gian mạng; Hệ thống thiết bị, phần mềm đảm bảo cho hạ tầng mạng lưới viễn thông; các thiết bị thông minh IoT gắn với mạng 5G phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; 

Sản phẩm cơ khí chính xác đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu; Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu theo ngành cơ khí công nghệ cao và ngành điện tử thuộc các lĩnh vực như hàng không vũ trụ, giao thông vận tải, viễn thông; Nghiên cứu xu hướng công nghệ sản xuất trên thế giới trong ngành cơ khí công nghệ cao và ngành điện tử, đề xuất đầu tư các công nghệ lõi, công nghệ mới phù hợp với chiến lược phát triển của ngành.

Hiện nay, VMC đang sở hữu hệ thống nhà xưởng rộng hơn 26 ha và 1.300 cán bộ công nhân viên với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại như chuỗi dây chuyền SMT ứng dụng công nghệ dán bề mặt công suất khoảng 1.000.000 linh kiện/giờ; hệ thống trang thiết bị cơ khí chính xác công nghệ cao; hệ thống dây chuyền cáp quang. Trong tương lai gần, nhà xưởng cơ khí chính xác với diện tích gần 10ha được hoàn thành tại Khu CNC Hòa Lạc, sẽ thúc đẩy quá trình nghiên cứu, sản xuất, chế tạo và tích hợp các sản phẩm cơ khí chính xác công nghệ cao của Viettel. 

Ông Nguyễn Thế Nghĩa, Tổng giám đốc VMC khẳng định: “VMC sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh ở giai đoạn mới của Viettel, trở thành doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thiết bị với các sản phẩm Make in Vietnam xuất khẩu ra thị trường lớn trên thế giới”. 

VMC được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị thành viên thuộc Khối Nghiên cứu sản xuất của Viettel là Công ty Thông tin M1 và Công ty Thông tin M3. Đây là hai đơn vị có bề dày truyền thống trong nghiên cứu, sản xuất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng và dân sinh. VMC hiện đang giữ vững vị thế nhà sản xuất cáp quang và phụ kiện viễn thông hàng đầu Việt Nam; đơn vị cung ứng cấp 2 về vật tư linh kiện và thiết bị cho ngành hàng không vũ trụ của tập đoàn Meggitt toàn cầu, phân phối cho các hãng máy bay lớn trên thế giới như Boeing, Airbus… Thị trường xuất khẩu rộng khắp 3 châu lục Á - Âu - Mỹ. 

Minh Tú

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chuỗi giải pháp giúp doanh nghiệp ở khu công nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian

Với chuỗi giải pháp mới do Viettel Post và Vietnam Airlines hợp tác triển khai, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có thể tiết kiệm đến 30% chi phí so với tự vận hành và tối ưu 30% thời gian so với cách làm truyền thống.

Kỳ lân công nghệ Việt Nam tập trung ở 2 lĩnh vực Fintech và Game online

Đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông cho biết, Việt Nam có 4 kỳ lân công nghệ gồm VNG, Sky Mavis, VNPay và Momo, song tập trung ở 2 lĩnh vực trò chơi trực tuyến (Game online) và công nghệ tài chính (Fintech).

Thúc đẩy phát triển “kỳ lân” công nghệ số Việt Nam

Theo Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Bộ TT&TT, một giải pháp then chốt góp phần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số và kỳ lân công nghệ số là huy động vốn và phát triển thị trường, sản phẩm cho các doanh nghiệp này.

Công nghiệp công nghệ số sẽ là ngành đi đầu trong cách mạng 4.0

Bộ TT&TT đã xác định định hướng đến năm 2025 công nghiệp công nghệ số là ngành đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

Thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng thương mại hóa

Hiện các thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã được lắp đặt trên mạng lưới để cung cấp dịch vụ mạng cho người dân sử dụng ở một số khu vực như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.

FPT, Viettel nhận Bằng khen của Bộ TT&TT vì thành tích xuất sắc trên thị trường quốc tế

Hai doanh nghiệp Viettel, FPT vừa được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Việt Nam đã có 70.000 doanh nghiệp công nghệ số

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm ngoái và đạt mục tiêu Bộ đã đề ra cho năm nay.

100% doanh nghiệp đã khai báo online qua nền tảng Cửa khẩu số

Qua 7 tháng triển khai, 100% các doanh nghiệp khai báo trực tuyến trên nền tảng Cửa khẩu số trước khi phương tiện đến các cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh của Lạng Sơn.

Tổng giám đốc FPT chia sẻ hành trình đưa công nghệ Việt ra biển lớn

Kể lại câu chuyện của 20 năm trước, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp công nghệ này thành công tại thị trường nước ngoài chính là sự quyết tâm dấn thân.

Đang cập nhật dữ liệu !