Việt Nam tham dự Phiên họp lần thứ 68 Ủy ban Thương mại và Phát triển của UNCTAD

Tại Phiên họp thứ 68 của UNCTAD, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh, Việt Nam ủng hộ và tham gia các nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc bảo đảm sự tiếp cận công bằng với vaccine và các công cụ ứng phó Covid-19.

Từ ngày 21/6-2/7, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã tổ chức Phiên họp thứ 68 Ủy ban Thương mại và Phát triển theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến.

{keywords}
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva. Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Geneva

Đây là hoạt động lớn của UNCTAD để chuẩn bị cho Khóa họp lần thứ 15 của UNCTAD (UNCTAD-15, tại Bridgetown, Barbados từ ngày 3-7/10) và Hội nghị lần thứ 5 các nước kém phát triển nhất của Liên hợp quốc (LDC-5, tại Doha, Qatar, tháng 1/2022).

Phiên họp gồm hai phiên thảo luận cấp cao về tác động của đại dịch Covid-19 đến thương mại và phát triển và những ưu tiên của LDCs; và các phiên thảo luận về hoạt động của UNCTAD, tiến trình đàm phán văn kiện của UNCTAD-15 và vai trò của UNCTAD trong giai đoạn mới.

Đại diện Việt Nam tham dự Phiên họp, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã có phát biểu tham luận.

Trong bài phát biểu, Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam coi trọng và ủng hộ vai trò của UNCTAD hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm thúc đẩy thương mại và phát triển bền vững, nhất là giảm thiểu tác động của đại dịch và xây dựng năng lực hướng đến phục hồi xanh và bền vững, phục vụ lợi ích của người dân.

Bên cạnh đó, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng nhấn mạnh, Việt Nam ủng hộ và tham gia các nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc bảo đảm sự tiếp cận công bằng với vaccine và các công cụ ứng phó Covid-19, mở rộng sản xuất và phân phối công bằng vaccine; thúc đẩy hỗ trợ tài chính, hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số và tăng trưởng xanh, chuyển giao công nghệ và bí quyết cho các nước đang và kém phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, và thu hẹp bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia, nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, UNCTAD đã sử dụng ba trụ cột của mình để hỗ trợ các quốc gia thành viên: Nghiên cứu và cung cấp dữ liệu, báo cáo phân tích, thảo luận và trao đổi liên chính phủ, điều chỉnh các chương trình hợp tác kỹ thuật để đáp ứng các nhu cầu của các quốc gia.

Các báo cáo của UNCTAD về các chủ đề công nghệ và đổi mới sáng tạo, đầu tư, thương mại điện tử, biến đổi khí hậu... cung cấp nhiều thông tin, phân tích giá trị về tác động của đại dịch đến các lĩnh vực, ngành nghề, cũng như nhiều tư vấn chính sách cho các chính phủ và các bên liên quan ở các nước.

Thảo luận tại Phiên họp, các nước đều đánh giá cao vai trò của UNCTAD trong thời gian qua và hy vọng rằng với việc UNCTAD sắp có Tổng thư ký mới, bà Rebeca Grynspan (Costa Rica) mới được Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bổ nhiệm là Tổng thư ký UNCTAD ngày 11/6 và sẽ nhậm chức tại Geneva tháng 9 tới, UNCTAD sẽ có thêm sự lãnh đạo và động lực để tổ chức thành công Khóa họp UNCTAD-15 cũng như phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức này đối với thương mại và phát triển quốc tế.

Về các trọng tâm hoạt động của UNCTAD thời gian tới, đại diện các nước phát biểu đều nhấn mạnh UNCTAD cần tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước LDC, thúc đẩy thương mại xanh và bao trùm hơn, chuyển đổi số, bình đẳng giới trong thương mại, cải tổ hệ thống các cơ quan phát triển của Liên hợp quốc nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

T,Minh

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !