Việt Nam cần làm làm gì để giải quyết tranh chấp trên biển Đông?
Phát triển kinh tế biển phải gắn với quản lý vùng trời, bảo vệ biển đảo và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn liền với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển.
Phát triển kinh tế biển phải gắn với quản lý vùng trời, bảo vệ biển đảo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn liền với thế trận an ninh nhân dân thực chất là quan điểm: Kết hợp kinh tế quốc phòng an ninh, tăng cường sức mạnh quốc phòng an ninh bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới.
Mục tiêu kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng giữa xây dựng thế trận quốc phòng với thế trận an ninh là làm chi kinh tế quốc phòng đều mạnh, không làm cản trở nhau, tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược biển Việt Nam.
Nội dung kết hợp phải được triển khai thực hiện cụ thể ở tất cả các cấp. Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến thực sự trong nhận thức của các cấp ngành và trong nhân dân về vị trí vai trò Chiến lược biển làm cho tư duy về biển được thể hiện đậm nét, trước hết là trong chủ trương, chính sách phát triển của các ngành có liên quan và các địa phương có biển.
Lợi ích từ biển Đông rất lớn nên luôn có nguy cơ xảy ra tranh chấp (ảnh minh họa) |
Cần xây dựng hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất, nhất là trong xử lý các tình huống phức tạp trên vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
Bên cạnh đó giải quyế các bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng nhau, bình đẳng cùng có lợi. Đây là các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật biển 1982.
Đối với các bất đông, tranh chấp trên biển Đông, chủ trương nhất quán của Đảng và nhà nước ta là: Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế đặc biệt là Công ước Luật biển 1982 nhằm sớm tìm kiếm giải pháp lâu dài và cơ bản đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển.
Một số nhóm giải pháp trong đấu tranh và bảo vệ chủ quyền biển đảo có thể kể đến như: Tăng cường các hoạt động đối ngoại, đàm phán khi chưa thống nhất ranh giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ hoặc có tranh chấp xảy ra làm cơ sở để tiến hành các hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Tương tự khi có tranh chấp xảy ra các bên liên quan phải đối thoại, đàm phán với nhau về lí do xảy ra tranh chấp, cơ sở giải quyết tranh chấp cũng như giải quyết tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế.
Bên cạnh đó kêu gọi sự giúp đỡ cũng như ủng hộ của dư luận quốc tế, sự đồng thuận giữa các nước đặc biệt là các nước lớn và các nước có chung lợi ích biển Đông thông qua sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Đây là biện pháp hữu hiệu khi các bên tran chấp biển Đông với nước ta là các nước láng giềng. Là một nước nhỏ, nước đang phát triển, Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt là ủng hộ Việt Nam trong giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang cần sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước có chung lợi ích từ biển Đông và ASEAN.
Cùng với đó cũng cần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Một trong những điều kiện tiên quyết để đạt được trong quá trình sử dụng biện phá ngoại giao để giải quyết tranh chấp đó là phải nâng cao được vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới, từ đó, tiếng nói của ta trên các diễn đàn mới trở nên có trọng lượng, mới được các quốc gia xem xét và cân nhắc.