Vì sao số vụ mua bán người được phát hiện, khởi tố ít hơn rất nhiều so với con số thực tế?

Các đối tượng mua bán người sẽ dùng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, hình thành nhiều đường dây, băng nhóm tội phạm mua bán người hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến những vụ "buôn người" khó phát hiện.

Theo Báo cáo toàn cầu về hoạt động của tội phạm mua bán người năm 2020 của Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) cho thấy có khoảng 70% nạn nhân buôn người được phát hiện trong năm 2017 và 2018 là phụ nữ.

Tại Việt Nam, theo bà Giang Thị Thu Thủy - Giám đốc điều hành tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam thông tin, thống kê của Bộ Công an cho thấy, tính từ năm 2015 đến năm 2020, lực lượng chức năng đã phát hiện gần 1.300 vụ mua bán người, bắt giữ được gần 1.700 đối tượng đã lừa bán gần 3.000 nạn nhân.

Các đối tượng mua bán người sẽ dùng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, hình thành nhiều đường dây, băng nhóm tội phạm mua bán người hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia. Đáng ngại là nạn nhân chủ yếu bị bán sang các nước láng giềng của Việt Nam (chiếm khoảng 86%).

Nhiều nạn nhân bị bán là phụ nữ không dám khai báo  (Ảnh minh hoạ) 

Cụ thể từ đầu năm 2022 đến nay, trong tổng số 40 vụ mua bán người trên toàn quốc, số vụ mua bán người được phát hiện, điều tra liên quan đến địa bàn Campuchia chiếm 17,5%. Các vụ việc tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép sang Campuchia được phát hiện tại nhiều địa phương như Đồng Nai, Đắk Lắk, Lào Cai, Thanh Hóa, Nam Định, Gia Lai… Đến nay, đã có 183 công dân được giải cứu hoặc tự trở về từ Campuchia.

Trong số này không ít trường hợp là phụ nữ và trẻ em gái. Câu hỏi được đặt ra là tại sao phụ nữ lại chiếm đa số tỷ lệ nạn nhân của buôn người?.

Lý giải điều này các chuyên gia cho rằng có nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến là sự bất bình đẳng về kinh tế. Trong các gia đình kinh tế khó khăn, phụ nữ thường không có tiền, không có tiếng nói trong gia đình do đó họ sẽ tìm kiếm những cơ hội kiếm tiền. Những kẻ "buôn người" đã khai thác điều này thông qua việc lừa dối, ép buộc và lạm dụng họ. Bằng chứng cho thấy rằng chính những gia đình nghèo nhất có nhiều khả năng bán phụ nữ cho tội phạm mua bán người nhất.

Trong khi đó, trên thực tế vẫn còn nhiều khoảng trống trong chính sách phòng chống mua bán người. Bà Hoàng Bích Ngọc, Điều phối viên Dự án Em Vui (Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội- ISDS - đơn vị thực hiện dự án truyền thông trên nền tảng số phòng chống tảo hôn và mua bán người cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số, nhóm đối tượng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân mua bán người cho rằng, rất khó để phát hiện và khởi tố các vụ việc mua bán người.

Bởi trên thực tế, quá trình phát hiện tội phạm mua bán người gặp nhiều khó khăn, trở ngại vì tội phạm luôn thay đổi phương thức hoạt động với những cách thức tinh vi nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.

Qua khảo sát, đánh giá trước khi tiến hành dự án, bà Ngọc nhận thấy tội mua bán người là một trong những tội rất khó phát hiện, thực tiễn cho thấy số lượng các vụ mua bán người bị bắt phạm tội quả tang rất ít vì nó là loại tội phạm ẩn.

“Hầu hết các trường hợp tội phạm bị phát giác và khởi tố nhờ nạn nhân trốn thoát được và báo với cơ quan chức năng, và một số ít được phát hiện tại các cửa khẩu, biên giới.

Tuy nhiên, những trường hợp nạn nhân trốn thoát về nhưng không đủ căn cứ để xác minh người đó là nạn nhân mua bán người thì cũng không khởi tố được. Hơn nữa, rất nhiều nạn nhân sau khi bị lừa bán trở về không trình báo, bất hợp tác với cơ quan công an vì các lý do như mặc cảm, xấu hổ, sợ bị trả thù… dẫn đến công tác xác minh, điều tra, thu thập chứng cứ xử lý đối tượng gặp nhiều khó khăn”, bà Ngọc cho hay.

Hơn thế nữa, hầu hết nạn nhân mua bán người là nữ từng bị bóc lột tình dục thường e ngại, xấu hổ, sợ kỳ thị nên đa số không dám tố giác tội phạm. Trường hợp khác, nạn nhân không còn cơ hội, khả năng để trình báo với cơ quan chức năng. Họ là nạn nhân mua bán người để lấy mô, bộ phận cơ thể, có những nạn nhân phải bỏ mạng nơi xứ người.

Bà Hoàng Bích Ngọc, điều phối viên dự án Em vui 

“Thậm chí, đối tượng phạm tội còn tiếp cận người nhà nạn nhân để thỏa thuận, đền bù nhằm bưng bít thông tin. Sau khi nạn nhân bị bán trốn thoát trở về, thấy người nhà mình đã nhận tiền đền bù rồi thì họ không tố giác với cơ quan chức năng nữa, phần vì bản thân họ và gia đình cũng không am hiểu pháp luật”, bà Ngọc thông tin.

Ngoài ra, còn một nhóm nạn nhân bị bán ra nước ngoài dưới hình thức xuất khẩu lao động  nhưng sau đó là bóc lột, cưỡng bức lao động. Vì những khoản vay nợ để có thể xuất khẩu lao động, họ không dám trình báo với cơ quan chức năng, cam chịu ở lại làm việc để trả hết nợ cho chính các đối tượng phạm tội.

Chính vì vậy vụ việc không bị bại lộ, những lao động khác lại tiếp tục bị bán đi các nước khác nhau, phải làm việc trong môi trường tồi tệ, độc hại, làm nhiều giờ, bị quỵt lương, bị ngược đãi và cưỡng bức lao động.

Một số trường hợp khác, người bị hại tiến hành tố giác tội phạm nhưng lại hết thời hiệu truy cứu của vụ án hình sự.

“Vì những lý do trên, số vụ mua bán người được phát hiện và khởi tố ít hơn rất nhiều so với con số thực tế. Điều này khiến cho tội phạm vẫn âm thầm hoạt động, mở rộng địa bàn, hình thức tinh vi khiến cho không ít nạn nhân lại rơi vào cạm bẫy của nạn mua bán người”, bà Ngọc cảnh báo.

N. Huyền 

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !