Vì sao DN phản ứng Bộ Công thương cho nhập 200.000 tấn đường?

Các doanh nghiệp mía đường đã có lời “khẩn cầu” đối với Bộ Công thương khi được biết Bộ này đã đề nghị Chính phủ cho nhập khẩu bổ sung 200.000 tấn đường.
Vì sao DN phản ứng Bộ Công thương cho nhập 200.000 tấn đường? - ảnh 1

Nhiều người lo ngại việc nhập đường sẽ gây khó khăn lớn cho các công ty đường trong nước: Ảnh minh họa: Stockbiz.vn

Theo đó, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 09/2016/TT-BCT ngày 1/7/2016 quy định việc bổ sung hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng đường năm 2016 với lượng 100.000 tấn không kể 85.000 tấn theo cam kết WTO, đường của Hoàng Anh Gia Lai từ Lào đưa về.

Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết tại TP.HCM, vụ sản xuất năm 2015 – 2016 cả nước có 41 nhà máy đường hoạt động tổng công suất thiết kế là 150.500TMN, tương đương với vụ trước với sản lượng đường dự báo sản xuất được là 1.237.300 tấn. Trong đó đường luyện là 700.000 tấn. So với vụ trước, sản lượng đường giảm 180.500 tấn (12,73%), đây là năm thứ hai liên tiếp giảm sản lượng đường.

Đến ngày 15/6/2016, lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 416.009 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 26.569 tấn.

Tổng lượng đường các nhà máy bán ra trong 6 tháng đầu năm 2016 là 821.291 tấn. Chủ yếu là tiêu thụ trong nước. So với 6 tháng đầu năm 2015 tổng lượng đường bán ra giảm 204.479 tấn  

Trước thông tin về lượng đường đang tồn kho trong nước và thông tin sẽ nhập đường bổ sung trong thời gian tới, bà Bùi Thị Quy TGĐ một công ty mía đường tại tỉnh Phú Yên nói thẳng: “Không nên nhập khẩu 200.000 tấn đường. Bởi đang tồn kho trên 400.000 tấn đường. Tại sao không tạo điều kiện cho ngành đường phát triển mà phải nhập đường?”

Một đại diện Tổng công ty mía đường 1 cũng nói: “Nhập khẩu WTO là 85.000 tấn đến giờ chưa thực hiện được, mà tại sao phải nhập thêm 200.000 tấn nữa?”

Trong khi đó ông Lê Văn Phương, TGĐ công ty mía đường Lam Sơn thì cho biết: “Trong các báo cáo chưa tính đến vấn đề nhập lậu, hiện từ 250.000 – 3000.0000 tấn theo đánh giá của Hiệp hội họp. Theo đó lượng đường tồn kho của nước ta là hơn 300.000 tấn, vụ sau dự báo tồn sẽ hơn 500.000 tấn đường. Tại sao không nhập theo WTO là 85.000 tấn đường trước để ổn định cung cầu mà phải nhập 100.000 tấn trước. Ta cần xem xét lại”.

Trước phản ứng của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Lộc Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết: “Sản lượng đường ước tính giảm 200.000 tấn so với niên vụ trước, nên đây là năm đầu tiên kể từ năm 2012, phải xin Chính phủ nhập khẩu một lượng đường là 200.000 tấn ngoài lượng đường nhập khẩu tối thiểu theo cam kết WTO là 83.000 tấn”.

Thời gian qua, Hiệp hội mía đường phối hợp với các cơ quan chức năng đã phát hiện, phá nhiều vụ nhập lậu lớn.

Cụ thể, tiếp theo vụ trùm buôn lậu Tỷ “đường” bị bắt vào tháng 2/2015, hai đường dây buôn lậu đường khác ở An Giang cũng bị triệt hạ là của Nguyễn Thị Giếng (9/2015) và của Vi Thị Kim Mai (1/2016). Ngoài ra các đường dây khác cũng bị ngăn chặn và bị bắt tịch thu nhiều lô đường lớn.

Tại hội nghị, ông Phạm Quang Vinh – Phó Tổng GĐ điều hành công ty CP mía đường Cần Thơ nhận xét 6 tháng hoạt động và chống buôn lậu: “Trong đánh giá cung cầu của các báo cáo, chưa thấy đánh giá về đường nhập lậu! Hiện tại vùng ĐBSCL, biên giới An Giang nhập lậu rất… dữ. Hàng năm nhập lậu theo chúng tôi đánh giá không dưới 200.000 tấn đường”.

Ông Lê Văn Phương, TGĐ công ty mía đường Lam Sơn cũng đồng nhận định: “Trong các báo cáo chưa tính đến vấn đề nhập lậu, hiện từ 250.000 – 3000.0000 tấn theo đánh giá của Hiệp hội họp hôm trước”.

Trong khi đó GĐ công ty TNHH thương mại Toàn Phát cho rằng: “Giá đường thời gian qua “lên cao” thì đường lậu về nhiều. Đường lậu tại TP.HCM và ĐBSCL rất nhiều, phải trên 300.000 tấn. Cuối tháng 3 là giá đường bán rất cao và chúng tôi không kinh doanh được”.

Đại diện Hiệp hội mía đường Việt Nam thì cho rằng: “ Cho đến nay, đường lậu không ồ ạt nhưng vẫn thâm nhập, mở rộng địa bàn nhưng như nhiều năm trước”.

Tuy nhiên, Hiệp hội cũng đánh giá rằng dù còn tình trạng nhập lậu nhưng nhờ các cơ quan chức năng chống buôn lậu ngăn chặn có hiệu quả nên hoạt động đường lậu tuy có mở rộng địa bàn nhưng số lượng được hạn chế hơn các năm trước.

“Hiệp hội đã trích quỹ chống buôn lậu, khen thưởng kịp thời cho công an tỉnh An Giang. Kết quả của việc chống buôn lậu đã góp phần làm cho việc tiêu thụ đường sản xuất trong nước tốt hơn” – vi này cho biết.

Tuy vậy cũng cho ý kiến cho rằng việc chống buôn lậu đã đem lại lợi ích lớn cho các nhà máy đường và việc góp quỹ chống buôn lậu đường với mức đóng góp chỉ 2 đồng/kg là cần thiết, nhưng hiện vẫn có doanh nghiệp trong và ngoài hiệp hội thiếu tự nguyện, từ chối và cho rằng đó là nhiệm vụ của các cơ quan  chức năng.

Minh Lâm

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.