Từ vụ Ngân hàng chính sách chi tiền cho "cậu Thủy": “Đẻ” lắm ghế, ngân sách nào gánh nổi?

“Vẽ” ra quá nhiều ghế, ban, bệ với đại diện từ các bộ, ngành từ TƯ tới địa phương, trong khi hoạt động cho vay, thu hồi nợ kém hiệu quả..." là những nghi ngại về hoạt động của mô hình Ngân hàng Chính sách xã hội.

Sự việc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trả 7,9 tỷ đồng cho “nhà tâm linh” Nguyễn Thanh Thúy (biệt danh cậu Thủy) tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, nhưng lại là những hài cốt giả đã gây chấn động dư luận thời gian qua. Dù "cậu Thủy" đã bị cơ quan điều tra bắt giữ để phục vụ công tác điều tra, nhưng dư luận đặt không ít nghi ngờ về nguồn gốc số tiền mà NHCSXH có được để trả thù lao cho đối tượng này. Việc tổ chức bộ máy cồng kềnh cũng được cho là điểm yếu của tổ chức này.

Từ vụ Ngân hàng chính sách chi tiền cho

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCSXH
Ảnh chụp từ website NHCSXH

Nhìn vào danh sách hội đồng quản trị ngân hàng này nhiều người không khỏi giật mình về cách tổ chức bộ máy cồng kềnh với nhiều ban, phòng “phủ” tới tận huyện, xã/phường.

Theo cơ cấu tổ chức được công bố trên website, NHCSXH được tổ chức theo 3 cấp: Hội sở chính ở TƯ, Chi nhánh ở cấp tỉnh, Phòng giao dịch ở cấp huyện. Mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp. Bộ máy quản trị, gồm: HĐQT và bộ máy giúp việc ở TƯ; ban đại diện HĐQT ở cấp tỉnh, huyện. Bộ máy điều hành tác nghiệp, gồm: Hội sở chính ở TƯ, Sở giao dịch, Trung tâm Đào tạo, Trung tâm CNTT; 63 chi nhánh cấp tỉnh và 618 Phòng giao dịch cấp huyện. Số điểm giao dịch tại xã, phường là 10.899 trên tổng số 11.138 xã,phường.

Đề cập tới bộ máy tổ chức của NHCSXH, luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico cho rằng, bộ máy NHCSXH đang được tổ chức quá cồng kềnh với đầy đủ ban, bệ "đặc thù" của một cơ quan Nhà nước.

Luật sư Đức phân tích: Cùng chung cái tên "ngân hàng" nhưng mô hình hoạt động của NHCSXH khác hoàn toàn với NHTMCP. Nếu các NHTM phải tự vận động sức mình để kinh doanh để phát triển dịch vụ, có lợi nhuận duy trì hoạt động và trả lương nhân viên... thì NHCSXH là một tổ chức của Nhà nước, nguồn thu của ngân hàng này từ “bầu sữa” ngân sách.

Với đặc thù hoạt động chính là thực hiện những chính sách cho vay, cấp vốn của Nhà nước tới các đối tượng chính sách, người nghèo, phát hành trái phiếu Chính phủ được bảo lãnh..., và trước đây "nằm" trong NH Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (Agribank) nên mạng lưới của NHCSXH "phủ" rất dày, với tổng số cán bộ lao động lên tới gần 10.000 người. Nguyên với số lượng người lao động rất lớn, mỗi năm số tiền ngân sách dành cho việc chi trả lương của ngân hàng này không phải là nhỏ.

Chưa kể, chính sách cho vay đối với những đối tượng ưu tiên đã có sẵn, ngân sách cứ rót xuống, nếu không thu hồi được nợ thì cùng lắm là bị khiển trách, kỷ luật, chứ không “đánh” vào kinh tế như hệ thống NHTM.

"Cứ với cơ chế lãi họ hưởng, mất đã có Nhà nước “gánh” thì khó nói tới chuyện bộ máy sẽ tinh giản, gọn nhẹ được. Với cách tổ chức tuyển dụng đủ ban, bệ... thì bộ máy sẽ không dừng lại như hiện nay mà có thể sẽ “nới rộng” thêm trong tương lai"- Luật sư Đức nêu quan điểm.

 “Soi” vào hoạt động của NHCSXH thời gian qua, nguyên Thống đốc NHNN - TS. Cao Sĩ Kiêm cũng thừa nhận, cơ bản chính sách đã hướng tới đúng đối tượng chính sách, người nghèo, học sinh, sinh viên... nhưng cơ cấu bộ máy và cách quản lý của ngân hàng này chưa “ổn”.

Theo ông, hoạt động ngân hàng đòi hỏi phải đảm bảo an toàn nên số lượng nhân sự cũng có thể nhiều hơn những ngành, nghề khác. Nhưng nếu quản lý lỏng lẻo, vi phạm nguyên tắc quản trị mà không có sự kiểm soát chặt chẽ thì bộ máy sẽ “đẻ” ra nhiều nhân sự, cồng kềnh, trong khi hiệu quả hoạt động lại không cao.

Khả năng thu hồi nợ thấp từ những chính sách cho vay của ngân hàng này, theo Nguyên thống đốc, có cả nguyên nhân khách quan, chủ quan. Do chính sách cho vay hướng tới đối tượng đặc biệt, khả năng trả nợ thấp nên công tác thu hồi nợ cũng gặp khó khăn. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do cách quản lý thiếu chặt chẽ, tiêu chuẩn cho vay đặt ra thiếu rõ ràng, thẩm định hồ sơ dễ dàng... dẫn tới nhiều sơ hở, sai phạm.

Rủi ro đem lại xuất phát từ những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tại, địch họa.... thì ngân sách phải bù vào. Còn nếu rủi ro đến từ quản lý yếu kém thì phải dứt khoát quy trách nhiệm chứ không thể “nâng đỡ” mãi. “Bầu sữa” ngân sách không thể ban phát mãi cho những rủi ro từ hoạt động yếu kém, trong khi bộ máy hành chính quá cồng kềnh, kém hiệu quả.

“Chúng ta đã "đẻ" ra quá nhiều ghế, khiến bộ máy nhà nước phình to không ngân sách nào chịu nổi. Đã tới lúc cần nhìn lại, cơ cấu lại bộ máy ngân hàng này theo hướng gọn nhẹ, nâng cao quản lý điều hành để hoạt động hiệu quả hơn”- ông Kiêm thẳng thắn.

Nhóm PV Kinh tế

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.