Trung Quốc ngang nhiên mở rộng vùng phủ sóng 4G trái phép tới Trường Sa

Hôm 20/7, tờ China Daily (Trung Quốc) đưa tin, các hãng viễn thông di động hàng đầu nước này đã phủ sóng 4G tới quần đảo Trường Sa, bất chấp việc phán quyết của PCA đã phủ nhận những tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.

China Daily còn ngang ngược tuyên bố, hành động trên là nhằm bảo vệ những tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông, cải thiện các dịch vụ truyền thông cho “người dân địa phương”.

Tập đoàn China Telecom, hãng viễn thông lớn thứ ba của nước này tính theo số lượng thuê bao, đã phủ sóng 4G tới 7 rạn san hô của quần đảo Trường Sa. China Daily khoe khoang: “Việc này sẽ giúp cho người dân Trung Quốc đang xâm nhập trái phép vào Trường Sa có thể truy cập Internet với tốc độ cao, giúp họ có thể gọi video và tiến hành các giao dịch thương mại trực tuyến”.

Trung Quốc ngang nhiên mở rộng vùng phủ sóng 4G trái phép tới Trường Sa - ảnh 1

China Telecom, một trong những tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc, đã cung cấp dịch vụ trái phép ở Trường Sa.

Động thái trên là một trong hàng loạt hành động của Trung Quốc nhằm thể hiện rằng nước này sẽ phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) và tiếp tục gia tăng những căng thẳng ở Biển Đông.

Ngoài China Telecom, hãng viễn thông lớn khác của Trung Quốc là China Mobile Communications cũng cung cấp trái phép dịch vụ 4G ở quần đảo Trường Sa.

Dù hành động trên rõ ràng là vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, nhưng ông Xiang Ligang, Giám đốc điều hành trang công nghệ viễn thông cctime.com của Trung Quốc vẫn cho rằng: “Những thành tựu nổi bật trên cho thấy quyết tâm của Trung Quốc trong việc phục vụ người dân địa phương và các tàu đi qua. Nó cũng phản ánh công nghệ tiên tiến của các công ty viễn thông Trung Quốc”

Tuy nhiên, chính China Daily cũng phải thừa nhận rằng, Trường Sa nằm rất xa so với đất liền Trung Quốc, thậm chí tính từ phần đất liền gần nhất ở tỉnh Hải Nam. Do vậy, việc xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông rất tốn kém cả về thời gian và tiền bạc.

Ông Su Tấn, một nhân viên của China Mobile phụ trách về việc bảo trì các thiết bị viễn thông, cho biết, nếu xuất phải từ tỉnh Hải Nam, cũng phải mất 60 giờ đi tàu mới đến được quần đảo Trường Sa.

Theo China Daily, China Telecom đã đầu tư hơn 70 triệu nhân dân tệ (10,5 triệu USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông trái phép ở Biển Đông trong 4 năm qua.

Hồi tháng 9/2015, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc phủ sóng 4G ở quần đảo Hoàng Sa.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: "Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định rằng Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việc các nước có các hoạt động tại đây mà không có sự cho phép và sự đồng ý của Việt Nam là sai trái và hoàn toàn vô giá trị."

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ China Daily, nhật báo tiếng Anh được phát hành tại Trung Quốc với số lượng lớn.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !