Trung Quốc lấn tới, Philippines sẽ sớm mời Mỹ trở lại vịnh Subic

Năm 1991, Thượng viện Philippines đã bỏ phiếu đóng cửa căn cứ hải quân Subic – cơ sở quân sự Mỹ ở nước ngoài lớn nhất lúc bấy giờ. Sau 22 năm, Philippines có thể sẽ phải thay đổi hiến pháp nhằm đối phó với một cuộc chiến tranh tiềm năng với Trung Quốc.

Lúc bấy giờ, các quan chức Philippines có rất nhiều cảm xúc khi nước này quyết định đóng cửa các căn cứ hải quân ở Subic và Clark. Thượng nghị sỹ Agapito Aquino đã tóm tắt tâm trạng phổ biến thời điểm đó ở Philippines bởi câu nói “Bình minh của đất nước đã ló rạng”. Ông nói thêm rằng, việc đưa người Mỹ ra khỏi 2 căn cứ quân sự đã kết thúc “sự phụ thuộc tàn tạ” của Philippines với Washington.

Giờ đây, Philippines đang muốn Mỹ quay trở lại Subic để chống lại sự hung hăng của Trung Quốc ở ngoài khơi bờ biển Philippines. Phía tây của Subic, tàu Trung Quốc đã xâm chiếm bãi cạn Scarborough, khu vực ngư trường giàu có nhất thế giới, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.

Trung Quốc lấn tới, Philippines sẽ sớm mời Mỹ trở lại vịnh Subic - ảnh 1
Sân bay ở Vịnh Subic, Philippines.

Trong tháng này, Manila cũng đưa ra bằng chứng cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng cơ sở hạ tầng lâu dài trên Scarborough, như Bắc Kinh đã thực hiện trên các đảo khác ở Biển Đông.

Ở phía nam, tàu bán quân sự Trung Quốc đã xua đuổi tàu khảo sát dầu khí đi dọc theo Bãi Cỏ Rong. Trung Quốc đã từng đề nghị cùng thăm dò dầu khí và khí đốt ở ngoài khơi Philippines, và phủ nhận việc xây dựng các công trình trên Scarborough. Nhưng Philippines cho rằng đó là thái độ “bắt nạt” và lo sợ không đủ khả năng tự vệ. Chính vì thế, các cuộc đàm phán về việc đưa quân Mỹ trở lại Subic và các vùng khác ở Philippines đang được tiến hành.

Trên thực tế, người Mỹ có thể quay trở lại Subic ngay ngày mai. Vịnh Subic giờ đã trở thành một hải cảng tự do. Nó đã được đầu tư xây dựng sẵn các cơ sở, văn phòng cho thuê. Phần lớn khu vực này được các doanh nhân Hàn Quốc và các nhà đầu tư khác trong ngành đóng tàu và các ngành công nghiệp điện tử thuê để trung chuyển hàng hóa.

Công suất dự phòng của sân bay Subic là khá lớn. Đường băng của nó đủ dài để các máy bay ném bom có thể lên xuống liên tục. Hiện sân bay này chủ yếu phục vụ các máy bay phản lực và máy bay dân sự.

Cầu cảng nơi tàu sân bay Mỹ từng trú ngụ hiện khá vắng vẻ, mặc dù câu lạc bộ thuyền gần đó đã đỗ đầy du thuyền sang trọng thuộc sở hữu của các triệu phú người Hồng Kông, họ đã sử dụng cầu cảng để đáp máy bay xuống khu vực này nghỉ ngơi vào cuối tuần.

Nhưng mọi chuyện không thể tiếp tục theo hướng bình yên như vậy nữa. Theo tờ The Wall Street Journal, Lầu Năm Góc đã buộc phải tính toán lại chính sách ở châu Á, khi mà ở trong khu vực, Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc quân sự. Đất nước lớn thứ 2 thế giới giờ đã có tàu chiến hiện đại, tàu ngầm hạt nhân, tên lửa đạn đạo và cả máy bay tàng hình, và luôn sẵn sàng cho bất kỳ cuộc chiến nào. Trước hết, chính Philippines đang trở thành “mồi thử” cho sức mạnh của Bắc Kinh.

Không thể tự đối phó, Philippines sẽ phải thay đổi, hay nói cách khác, đảo ngược lệnh cấm trong hiến pháp. Lệnh này cấm các thế lực nước ngoài thiết lập căn cứ quân sự lâu dài tại Philippines. Tuy vậy, thậm chí ngay cả khi Manila mở cửa các cảng quân sự, Mỹ sẽ vấp phải những khó khăn nhất định để quyết định liệu có đồn trú ở đây lâu dài hay không.

Trung Quốc lấn tới, Philippines sẽ sớm mời Mỹ trở lại vịnh Subic - ảnh 2
Lực lượng quân sự Mỹ đang huấn luyện cho binh lính của Philippines.

Trước hết, các căn cứ quân sự này của Philippines nằm hoàn toàn trong tầm ngắm tên lửa của Trung Quốc. Tiếp đó, chi phí tốn kém sẽ làm Mỹ chùn bước. Tại thời điểm mà việc cắt giảm ngân sách đang được ưu tiên thì ký một hiệp ước với các nước thân thiện cho phép các lực lượng Hoa Kỳ tiến vào sâu trong khu vực sẽ rẻ hơn là tự Hoa Kỳ bỏ tiền ra đi thuê.

Điều quan trọng là các động thái của quân đội Mỹ ở châu Á hiện nay sẽ phải được cân nhắc với nguy cơ kích động Trung Quốc vào thời điểm căng thẳng về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông đang dâng cao. Yêu sách của Trung Quốc gần như bao phủ toàn bộ vùng biển, cùng với các đảo, rạn san hô và bãi cạn. Trung Quốc không chỉ tranh chấp với Philippines mà còn Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan.

Theo tờ The Wall Street Journal, Washington không có quan điểm gì về các tuyên bố chủ quyền, nhưng nguy hiểm là họ có thể bị cuốn vào bất kỳ cuộc chiến nào, kéo quân đội Mỹ vào các cuộc xung đột trực tiếp với vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Các nước châu Á cũng không muốn bị buộc phải đứng về phía nào giữa Trung Quốc và Mỹ.

Mỹ cũng tỏ ra thận trọng trong đối ngoại với Trung Quốc vì lý do khác. Trung Quốc đã cảm thấy bị bao vây bởi một mạng lưới liên minh quân sự Mỹ trải dài từ Nhật Bản tới Australia. Như nhiều nhà phân tích đã chỉ ra, Trung Quốc không phải là Liên Xô cũ. Trung Quốc có khả năng đẩy lùi và chống lại quyền bá chủ quân sự của Mỹ ở châu Á, cũng là một đối tác kinh tế lớn, là chủ nợ lớn nhất, là điểm đầu tư quan trọng của các công ty ô tô Mỹ, các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất máy bay.

Vậy, Mỹ và Philippines sẽ bàn thảo với nhau về điều gì ở Vịnh Subic?

Roberto Garcia , Chủ tịch Ủy ban quản lý vịnh Subic (Subic Metropolitan Authority), đưa ra đề nghị đặt một đội máy bay chiến đấu của Không quân Philippines tại sân bay, cung cấp cho Không quân Hoa Kỳ một cơ sở. Subic đã tiếp nhận các tàu hải quân Philippines, và cho phép tàu hải quân Mỹ tiếp cận một cách giới hạn. Quyền tiếp cập căn cứ hải quân có thể sẽ được mở rộng.

Washington cũng đã chuyển 2 chiếc tuần duyên được sản xuất từ những năm 1960 tới Subic. Hai nước có hiệp ước phòng thủ chung. Hiện Mỹ đang trợ giúp Philippines dẹp loạn cuộc nổi dậy của các lực lượng Hồi Giáo tại các hòn đảo phía nam Mindanao. Tuy nhiên, câu chuyện mở cửa tự do Subic cho nước Mỹ vẫn chỉ là hồi ức về lịch sử chiến tranh lạnh, bất chấp những thỏa thuận “thân thiết” ngày càng tăng giữa Mỹ và Philippines trong các cuộc đàm phán hiện tại của họ. 

Phan Sương

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !