Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nói 10 điều hướng dẫn F0 cách ly tại nhà

Hiện mỗi ngày TP. HCM vẫn có rất nhiều ca mắc Covid-19 vì vậy các bác sĩ khuyến cáo những người F0 cần biết cách tự chăm sóc mình.

 

Đã điều trị hàng nghìn ca, bác sĩ chia sẻ 'chìa khoá vàng' cho bệnh nhân Covid-19

Đã điều trị hàng nghìn ca, bác sĩ chia sẻ 'chìa khoá vàng' cho bệnh nhân Covid-19

Theo các bác sĩ, quan trọng nhất đó là truyền thông cho người bệnh tự nhận biết các dấu hiệu bệnh trở nặng để tới các cơ sở y tế hoặc liên hệ bác sĩ hỗ trợ.

Tính đến sáng 28/7, TP.HCM ghi nhận thêm 2.115 trường hợp nhiễm mới đã được Bộ Y tế công bố. Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, Thành phố đã có hơn 74.800 trường hợp mắc Covid-19. Vì vậy, F0 phải cách ly tại nhà chắc chắn sẽ có, khi hệ thống y tế quá tải, các địa phương khác cũng sẽ áp dụng hình thức này.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Chuyên gia truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, đa số bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại nhà đều an toàn “lướt” qua Covid-19. Nhưng có tỷ lệ nhỏ một thời gian họ sẽ có thể bị triệu chứng trở nặng, tuột oxy máu, khó thở.

Vì vậy, khi mắc Covid-19 bạn cần thật sự bình tĩnh và nên học cách tập thở.

{keywords}
Ảnh minh họa

Bác sĩ Khanh cho biết bệnh nhân mắc Covid-19 bị khó thở do nguyên nhân là quá lo lắng, sợ hãi vì mình mang virus và họ thực sự có tổn thương ở phổi.

Do đó, cần tập thở sẽ giúp người bệnh chú tâm vào nhịp thở để bớt lo lắng đi.

Thứ hai là khi tập thở, toàn bộ vùng phổi phía gần cơ hoành sẽ nở hết ra, giúp phổi trao đổi oxy tốt hơn. Các nghiên cứu cho thấy thở như vậy, sẽ giúp người bệnh hết lo lắng, sẽ thở được bình thường, đặc biệt là những F0 không có bệnh nền và không béo phì thì tập thở sẽ rất tốt.

Ngoài tập thở, nếu thấy khó thở thường xuyên, tay chân tím tái, suy nghĩ kém, thì nằm sấp, bằng cách nằm nghiêng trái phải mỗi bên 15-30 phút để dễ thở hơn. Hoặc, có điều kiện thì đo SpO2, nếu SpO2 thấp dưới 92% thì phải gọi y tế hỗ trợ để đến bệnh viện điều trị.

Bác sĩ Khanh cho biết khi khó thở người bệnh có thể nằm sấp. Thông thường khi thở ta chỉ thở phần trên, ít ai thở phần dưới của phổi, chỉ có những người tập khí công hoặc yoga mới tập thở phần dưới của phổi.

Bình thường thở phần trên phổi là đủ trao đổi khí, nhưng khi bị Covid-19 phần trên không đủ trao đổi khí thì phải sử dụng tất cả vùng dưới của phổi. Do đó người ta mới khuyến cáo nằm sấp, khi đó mới huy động được tất cả phần phổi ở phía sau.

PGS Nguyễn Trường Sơn, thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết khi xác định là người nhiễm Covid-19 hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm thì bản thân mình phải có trách nhiệm với chính sức khoẻ của mình và cộng đồng.

PGS Sơn đưa ra 10 việc một người là F0 nên làm:

Thứ nhất, chuẩn bị khu vực cách ly trong nhà với điều kiện có phòng riêng và có khu riêng biệt, có nhà vệ sinh. Có số điện thoại của nhân viên y tế, cơ sở y tế, số điện thoại của bác sĩ tư vấn.

Chuẩn bị dung dịch khử khuẩn tay, khử khuẩn bề mặt, nước muối sinh lý súc họng, cặp nhiệt độ, một số loại thuốc hạ sốt, một số thuốc nâng cao sức khoẻ như vitamin, thuốc đông dược.

Chuẩn bị thêm 1 bàn ghế trước cửa phòng, khu vực cách ly để nhận nhu yếu phẩm từ cán bộ y tế, người nhà gửi cho bạn. Chuẩn bị thùng rác có nắp đi kèm.

Thứ hai: Mở cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hoà.

Thứ ba: Thực hiện đeo khẩu trang thường xuyên trừ lúc vệ sinh cá nhân, ăn uống. Thau khẩu trang 2 lần một ngày.

Thứ tư: Thường xuyên khử khuẩn tay, bề mặt tiếp xúc như tay nắm cửa, mặt bàn, lavabo.

Thứ năm: Đo nhiệt độ hàng ngày, nếu ớn lạnh sốt cần hạ sốt,  ghi chép thân nhiệt báo cáo cho cán bộ y tế.

Thứ sáu: Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi

Thứ bẩy: Uống đủ nước, bổ sung vitamin

Thứ tám: Tập thể dục tại chỗ, tập thở 15 phút/ngày

Thứ chín: Liên hệ nhân viên y tế đến lấy mẫu hoặc lấy mẫu tại nhà

Thứ mười: Khi sốt lớn hơn 37,5 độ C, ho, đau họng, hơi thở ngắn, tiêu chảy, khó thở cần liên hệ với y tế. Nếu bạn không thể nín thở 10 giây cần báo ngay cho cơ sở y tế để hỗ trợ.

Với khuyến cáo như trên, PGS Nguyễn Trường Sơn cho rằng người dân không may mắc bệnh có thể tự cách ly, theo dõi chính mình.

Khánh Chi

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Hơn 200 học sinh ở một thị trấn tại Lào Cai phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt

Trong 1 tuần, từ 7-13/3, gần 240 học sinh bốn trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai), phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt mỏi.

Những người không nên uống trà xanh

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà xanh.

Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang ở đỉnh dịch

Hơn 20 giường tại 4 buồng dành riêng cho trẻ nhiễm virus hợp bào (RSV) tại khoa Hồi sức hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, luôn kín bệnh nhi.

37 công nhân bị ngộ độc methanol, một người tử vong

Nhiều công nhân ở Bắc Ninh bị ngộ độc methanol sau khi tiếp xúc với cồn trong quá trình làm việc. Trong đó, một người đã tử vong.

Chọn màu món ăn bổ dưỡng từng bộ phận cơ thể

Cá hồi có màu hồng tốt cho não, cà rốt màu cam giúp mắt nhìn rõ hơn trong bóng tối.

Đang cập nhật dữ liệu !