"Thu hồi" làng TNLN Quảng Trực: Tiêu tốn 23 tỷ đồng, chỉ 1 gia đình tồn tại

Sau 1 năm bàn giao về cho địa phương quản lý, làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) xã Quảng Trực (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) đã lộ rõ thất bại về nhiều mặt. Mới đây, UBND tỉnh này đã ra quyết định thu hồi đất của dự án này để giao lại cho chính quyền địa phương quản lý, bố trí sử dụng.

Một nhà tạm trong dự án làng TNLN Quảng Trực bị bỏ hoang

Ôm mộng đổi thay

Vào tháng 10/2006, Dự án làng TNLN Quảng Trực được Ban Bí thư Trung ương đoàn phê duyệt. Đến năm 2009, UBND tỉnh Đắk Nông đã có quyết định giao hơn 1.170 ha đất tại tiểu khu 1451 (xã Quảng Trực) cho Tỉnh đoàn Đắk Nông triển khai thực hiện dự án xây dựng làng TNLN. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 270 ha; đất thổ cư 15 ha; đất xây dựng 3,5 ha; đất khoanh nuôi, trồng và bảo vệ rừng hơn 882 ha.

Tỉnh đoàn Đắk Nông bắt đầu triển khai dự án xây dựng làng TNLN tại bon Đắk Huýt, xã Quảng Trực. Theo kế hoạch, đến năm 2012, dự án sẽ hoàn thành, với quy mô bố trí cho khoảng 150 hộ dân vào sinh sống, lập nghiệp.

Dự kiến, mỗi hộ dân vào sinh sống tại làng TNLN sẽ được hỗ trợ 500m2 đất ở cùng 2 ha đất sản xuất. Tổng vốn đầu tư của dự án hơn 23 tỷ đồng, trong đó có có 80% nguồn vốn từ Trung ương Đoàn, 20% còn lại là nguồn vốn đối ứng của tỉnh Đắk Nông.

Con đường vào làng TNLN được mở rộng, bằng phẳng

Mục tiêu của dự án nhằm phát huy vai trò xung kích của lực lượng thanh niên trong việc xây dựng kinh tế, bảo vệ an ninh, quốc phòng, phát triển khu vực vùng biên giới. Điều kiện xét chọn vào dự án là những thanh niên ưu tú, có trình độ, nhận thức cao, lập trường vững vàng…

Dù vậy, ngay từ giai đoạn đầu mới triển khai, dự án làng TNLN xã Quảng Trực đã gặp rất nhiều trở ngại. Điển hình là việc tranh chấp đất đai, không thu hút được thanh niên tình nguyện tham gia lập nghiệp.

Vì vậy, đến hết năm 2012, dự án mới chỉ bố trí được một vài hộ dân tiên phong vào làm nhà sinh sống. Trước tình hình trên, chủ đầu tư đã đề xuất phương án giảm quy mô từ 150 hộ dân ban đầu xuống còn 80 hộ và gia hạn thời gian thực hiện đến hết năm 2015.

Đến ngày 6/3/2017 (quá thời hạn 2 năm sau khi gia hạn), Tỉnh đoàn Đắk Nông đã phối hợp với các đơn vị chức năng, tổ chức Lễ bàn giao làng TNLN xã Quảng Trực về cho địa phương quản lý.

Những công trình được bàn giao gồm: hồ thủy lợi 7ha, 0,5km đường nhựa, 2,5km đường đất, 9 giếng khoan, 80 bồn chứa nước, vườn ươm cây giống 0,2ha, hệ thống đường điện…

Một phần diện tích của dự ánlàng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) xã Quảng Trực (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông)

Nội dung bàn giao thể hiện, bên bàn giao có trách nhiệm tiếp tục giám sát, hỗ trợ, phối hợp và tháo gỡ những vướng mắc xảy ra. Bên nhận bàn giao, ngoài việc tiếp nhận những công trình, hạng mục nêu trên thì tiếp tục rà soát, bố trí, ổn định dân cư khu vực dự án nhằm phát triển kinh tế- xã hội, gắn với quốc phòng, an ninh khu vực biên giới.

Thực tế phũ phàng

Xã Quảng Trực và các ngành chức năng hy vọng, làng TNLN sẽ thu hút được nguồn nhân lực trẻ, khỏe, nhiệt huyết để góp phần xây dựng địa phương phát triển. Những người đến với làng TNLN cũng mang theo nhiệt huyết, hoài bão, khát khao xây dựng cuộc sống, lập nghiệp trên mảnh đất mới của Tổ quốc.

Thế nhưng, thực tế hoàn toàn ngược lại. Việc xây dựng làng TNLN đã kéo theo nhiều rắc rối, điển hình là việc tranh chấp khó giải quyết khi người dân tộc bản địa vào lấn chiếm đất tại dự án.

Dân bỏ đi, làng TNLN hoang vắng

Các cơ quan chức năng không xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp. Do đó, những hộ dân trong làng TNLN không có đất sản xuất, không ổn định tư tưởng để bám trụ tại vùng đất mới. Dần dần, các hộ gia đình phải rời bỏ làng TNLN, tứ tán đi làm ăn.

Theo Báo cáo số 61 ngày 12/7/2017 của Tỉnh đoàn Đắk Nông, dự án có 270 ha đất sản xuất nông nghiệp đã được khai hoang, dự kiến bố trí cho các hộ dân tham gia dự án. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, toàn bộ diện tích này đã bị người dân xâm canh.

Đối với hơn 882 ha đất khoanh nuôi, bảo về và trồng rừng, trước khi được UBND tỉnh Đắk Nông giao đất cho chủ dự án, đã bị một số hộ dân lấn chiếm, xâm canh nên diện tích thực tế khi nhận không đủ theo giấy tờ. Khi dự án được triển khai, đường giao thông thuận tiện hơn thì các đối tượng chặt phá rừng hoạt động phức tạp hơn.

Những căn nhà đơn sơ đóng cửa im lìm

Đến ngày 20/4/2018, UBND tỉnh Đắk Nông đã có Quyết định số 609/QĐ-UBND về việc “thu hồi hơn 1.170 ha đất thuộc dự án Làng TNLN biên giới xã Quảng Trực vì lý do hết thời hạn giao đất. Sau khi thu hồi toàn bộ diện tích đất trên dự án, UBND tỉnh Đắk Nông đã giao về cho UBND huyện Tuy Đức quản lý, bố trí sử dụng.

Theo các giấy tờ liên quan, thời điểm UBND tỉnh thu hồi đất để giao lại cho UBND huyện Tuy Đức, trên diện tích của dự án làng TNLN chỉ còn lại 3,2 ha đất rừng, trong đó chủ yếu là rừng thông. Còn trước đây, thời điểm UBND tỉnh Đắk Nông giao đất cho Tỉnh đoàn (năm 2009), diện tích đất để sử dụng vào khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng là 882 ha. 

Làng TNLN Quảng Trực bây giờ vắng tênh, chỉ còn những căn nhà đóng cửa im lìm, nằm chơ vơ bên đường. Thi thoảng, vài chiếc xe tải chở hàng chạy qua, gió thốc, bụi mù càng làm khung cảnh thêm phần hiu hắt. Trụ sở của Ban quản lý làng TNLN xã Quảng Trực năm nào, nay đã được thay thế bằng biển Hợp tác xã Nông nghiệp xanh.

Trụ sở BQL dự án làng TNLN đã được sử dụng vào mục đích khác

Từ đầu làng đến cuối làng, dò hỏi mãi PV Infonet mới tìm gặp được anh Phạm Trung Khoa (SN 1980), một người hiếm hoi còn bám trụ lại tại làng TNLN. Anh Trung kể, sau khi bàn giao về địa phương, có khoảng 120 hộ được bố trí đất ở tại làng TNLN. Trong số đó, có 100 hộ là người địa phương do UBND huyện Tuy Đức bố trí. Còn lại, có 20 hộ từ nơi khác đến do Tỉnh đoàn Đắk Nông nhận hồ sơ, xét duyệt và bố trí.

Lúc mới đến với làng TNLN, anh Khoa cũng như nhiều hộ dân khác rất hăng hái lao động, họ dựng nhà cửa và chờ đợi được cấp đất sản xuất để bắt tay gây dựng cuộc sống, phát triển kinh tế. Thế nhưng, anh Khoa chờ mãi vẫn chẳng được cấp đất sản xuất. Chỉ có 500m2 đất ở, anh Khoa cũng như nhiều hộ dân khác chẳng biết làm gì ngoài việc đi hái tiêu, hái cà, bốc vác…để trang trải cuộc sống.

Chán nản, một số hộ bán đất, bỏ đi, số khác thì bỏ hoang nhà cửa, tìm cuộc sống mới. Làng TNLN càng ngày càng vắng, cuối cùng anh Khoa là người hiếm hoi nhất còn trụ lại với mong mỏi sẽ được chính quyền giải quyết, cấp đất sản xuất như đã hứa.

Anh Khoa là hộ duy nhất còn bám trụ lạilàng TNLN Quảng Trực

Anh Khoa trao đổi: “Làng giờ còn ai đâu, người đóng cửa bỏ đi nơi khác làm thuê, người bán nhà về đâu không rõ. Nói chung, trong số 20 hộ được Tỉnh đoàn bố trí năm nào, giờ còn lại mình tôi nơi đây. Còn 100 hộ do địa phương bố trí họ cũng tứ tán đâu hết rồi. Tôi trụ lại đây, cũng mong chờ một ngày nào đó được chính quyền giải quyết, cấp đất sản xuất, cấp sổ đỏ nhưng chắc ngày đó không thành hiện thực nữa”.

Cũng lời anh Khoa, ngoài việc không được cấp đất sản xuất, làng TNLN còn tồn tại nhiều hạn chế như thiếu nước sinh hoạt. Trong số 9 giếng được dự án khoan không đủ cho bà con dùng và thường cạn nước vào mùa khô. Hiện tại, nhiều người bỏ đi nhưng anh Khoa phải bỏ tiền túi đào một cái giếng khác để phục vụ nhu cầu của gia đình mình.

Theo lãnh đạo UBND huyện Tuy Đức, sau khi dự án làng TNLN chấm dứt, UBND tỉnh Đắk Nông đã thu hồi đất giao cho huyện quản lý, sử dụng. Hiện tại UBND huyện Tuy Đức đã giao cho các phòng ban chuyên môn lập kế hoạch để bố trí, sử dụng diện tích được UBND tỉnh giao một cách hợp lý nhất.  Ngoài ra, những vấn đề phát sinh xoay quanh dự án làng TNLN, phía UBND huyện cũng sẽ tìm cách giải quyết thỏa đáng. 

Bài tiếp:

Làng Thanh niên lập nghiệp Thạch Kênh: 4 năm không một bóng người

Trần Nhân-Hải Dương
Từ khóa: Quảng Trực Tuy Đức Đắk Nông làng thanh niên lập nghiệp hoang tàn thất bại

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.