Thịt rẻ hơn rau, hoa quả cho bò ăn: Giải cứu đến bao giờ?

Từ đầu năm đến nay, hàng loạt nông sản, vật nuôi của Việt Nam rơi vào cảnh rớt giá thê thảm. Đỉnh điểm, giá thịt lợn hơi, gà lông rẻ hơn rau. Vòng luẩn quẩn đau đầu giải cứu nhà nông còn kéo dài đến bao giờ?

Đầu tiên là thịt lợn hơi tại Đồng Nai, một số tỉnh miền Bắc giảm từ trên 40.000 đồng/kg xuống còn 27.000- 28.000 đồng. Nguyên nhân do Trung Quốc ngừng nhập khẩu. Nhiều hộ chăn nuôi cầm cự trông chờ vào thị trường Trung Quốc nhưng đành phải bán, chấp nhận chịu lỗ.

Tiếp đến, giá thịt gà ở Đồng Nai cũng giảm mạnh từ 26.000- 27.000 đồng/kg xuống chỉ còn 15.000- 16.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi lao đao.

Sau giá thịt lợn, gà là hàng loạt các mặt hàng nông sản khác như chuối, cà chua, dưa hấu, hoa lay ơn... cũng rơi vào cảnh rớt giá thê thảm, nôgn dân bỏ mặc cho héo rụng trên ruộng hoặc phải đổ bỏ cho bò ăn.

Thịt rẻ hơn rau, hoa quả cho bò ăn: Giải cứu đến bao giờ? - ảnh 1

Tại Trà Vinh, dưa hấu rớt giá mạnh. Ảnh Dân Trí

Cuối tháng 2 vừa qua, người nông dân ở Đồng Nai lại điêu đứng vì thương lái Trung Quốc ép giá chuối. Giá chuối bán tại vườn 14.000 đồng đến khoảng 17.000 đồng/kg giảm mạnh chỉ còn 1.000- 2.000 đồng/kg. Nhiều vườn còn không có thương lái đến mua, người nông dân đành để chuối chín hư, làm thức ăn cho bò, dê.

Mới đây, tại Quảng Ngãi, giá dưa hấu xuống chỉ còn 1.000 đồng/kg, nhiều ruộng dưa chờ đến nứt toác vẫn không có người mua. Tương tự ớt rớt giá từ 40.000 đồng/kg còn 10.000 đồng/kg. Dù ớt chín đỏ nhưng giá quá thấp khiến người trồng không muốn thu hoạch. Nguyên nhân giá giảm cũng do Trung Quốc ngừng mua.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp Đồng Nai cho biết không thể can thiệp được về giá cả thị trường. Hiện nay người nông dân như đánh bài, lúc giá lên thì lãi, giá xuống thì lỗ. Mặc dù Sở có cảnh báo, song bà con vẫn thi nhau trồng, tăng đàn khi giá tăng, dẫn đến tình trạng dư thừa và chịu lỗ nặng khi Trung Quốc ngừng mua.

Việc thương lái Trung Quốc mua nông sản Việt Nam với giá cao trong một vài vụ mùa rồi đột ngột ngừng mua vào những vụ sau làm nông dân điêu đứng không phải là hiện tượng mới. Điệp khúc “được mùa mất giá” hầu như năm nào cũng diễn ra.

Những năm gần đây, nhân dân cả nước đã nhiều lần tham gia chiến dịch tiêu thụ nông sản ế cho bà con. Cách đây ít hôm, nhiều nhóm tình nguyện đã giải cứu dưa hấu giúp bà con ở Trà Vinh.

Theo ông Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực và thực phẩm (Bộ NN&PTNT), việc giải cứu nông sản chỉ là giải pháp tạm thời, là chuyện cực chẳng đã. Đó là một hành động mang tính nhân văn nhưng chúng ta không thể trông chờ vào những cuộc giải cứu. Bởi sau dưa hấu, chuối…rồi còn giải cứu những gì. Tình trạng này sẽ lặp lại nếu chúng ta không giải quyết tận gốc.

Theo ông, người nông dân Việt Nam mặc dù năng động nhưng chưa có khả năng phản ứng thị trường. Đặc biệt là chúng ta phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường khá dễ tính, không yêu cầu, đòi hỏi cao nên thuận lợi, phù hợp với thói quen sản xuất lâu nay nhưng thị trường này lại quá mờ mịt thông tin. Chúng ta không ký được hợp đồng mua bán nên gặp rất nhiều rủi ro.

“Bà con do không có phản ứng thị trường nên khi giá đắt thì lập tức đổ xô trồng, tái đàn, họ làm liều, được thì tốt, mất thì đành chịu”, ông Đào Thế Anh nói.

Còn theo TS Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), chúng ta có các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, công ty xuất khẩu lớn, hộ nông dân làm ăn giỏi, quản trị sản xuất nhưng thiếu vắng tầng lớp trung gian là tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ nên không có sự kết nối, người nông dân không tiếp cận được với thị trường. Nếu tiếp cận được thì bị thị trường ép giá, bóc lột.

Trong nền nông nghiệp thiếu vắng khu vực, tầng lớp này nên chuỗi giá trị khó hình thành, việc quản trị kém hiệu quả.

Điều đáng nói, mặc dù người nông dân phải bán với mức giá rẻ mạt nhưng hàng hóa tại chợ khi đến tay người tiêu dùng vẫn ở mức giá cao.

Ông Vũ Vinh Phú, Chuyên gia thương mại, Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội cho rằng, nguyên nhân của nghịch lý trên chính là lỗi của hệ thống phân phối, chi phí lưu thông.

“Một con lợn qua phải qua mấy khâu trung gian, chịu 51 phí thì hỏi tại sao giá phân phối lại không cao. Hơn nữa, chiết khấu trong siêu thị cao, nào là phí bôi trơn, phí tạo mã, kệ… đẩy giá thịt lợn hơn 100.000 đồng/kg. Tất cả mọi chi phí đều đẩy hết vào giá, người chăn nuôi chết, người tiêu dùng chết”, ông Phú nhấn mạnh.

Ông Đào Thế Anh cho rằng, muốn tìm được kênh phân phối, vai trò của chính quyền địa phương là rất quan trọng.

Ông cho biết, hiện nhiều nơi đã tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác để giúp nông dân tiếp cận thị trường. Như tổ hợp tác tại Quảng Bình, việc quyết định sản xuất phải xem xét dựa trên các yếu tố như giá, thị trường, tiếp cận doanh nghiệp.

“Việc cấp bách đầu tiên là phải thay đổi tư duy cho bà con, thành lập cá tổ chức hợp tác, đào tạo trưởng nhóm, tổ trưởng kinh doanh là những bà con có tư duy thị trường nhạy bén tham gia. Các tổ hợp tác này sẽ lên kế hoạch thị trường, sản xuất ngay từ đầu”, Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực và thực phẩm nói.

Thùy An

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.