Khánh Hoà siết dự án ì ạch, bất động sản Cam Ranh “gạn đục khơi trong”

Sau khi UBND tỉnh Khánh Hoà chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND TP Cam Ranh rà soát, đề xuất xử lý các dự án chậm tiến độ trên địa bàn, thị trường bất động sản (BĐS) Cam Ranh đã bước vào cuộc thanh lọc mới.

Mạnh tay với dự án ì ạch

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà 9 tháng đầu năm 2018 cho thấy, kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, tăng trưởng 7,32% so với cùng kỳ. Với sự vào cuộc kịp thời của UBND tỉnh Khánh Hoà, thị trường bất động sản (BĐS) Cam Ranh nói riêng và toàn tỉnh nói chung đã có nhiều dấu hiệu tích cực.

Trước đó, vào tháng 7/2018 UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND TP Cam Ranh kiểm tra các dự án ngoài ngân sách chậm tiến độ, đề xuất hướng xử lý. Đối với các dự án “ôm đất” thời gian dài, UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, củng cố hồ sơ pháp lý, thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động.

Theo Ban Quản lý Khu du lịch bán đảo Cam Ranh, tính đến đầu năm 2018 có 45 dự án với tổng diện tích 1.681ha được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 28.000 tỷ đồng. Trong đó, đã có 31 dự án được cấp phép xây dựng và đang tiến hành thi công.

Theo ông Phan Việt Hoàng, Tổng thư ký Hội môi giới BĐS tỉnh Khánh Hòa, việc minh bạch thị trường BĐS và đưa thị trường về đúng giá trị thật nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững là phương châm luôn được UBND tỉnh Khánh Hòa hướng tới.

Thời gian qua, Khánh Hoà đã có những biện pháp xử phạt thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các chủ đầu tư yếu kém. Đối với các đơn vị môi giới BĐS, đoàn kiểm tra liên ngành thường xuyên kiểm tra, xử phạt hành chính khi phát hiện sai phạm. Tuy nhiên để đi vào khuôn khổ thì cần phải thêm thời gian.

Gạn đục khơi trong

Sự xuất hiện của những chủ đầu tư lớn với hàng loạt dự án nghỉ dưỡng quy mô đã khiến thị trường BĐS Cam Ranh trở nên nhộn nhịp.

Ông Phan Việt Hoàng cho hay, Khánh Hòa là địa phương có ưu thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi, có thể ví Vân Phong – Nha Trang – Bãi Dài – Cam Ranh là “tứ linh” của tỉnh. Mỗi nơi đều có đặc thù riêng, đóng góp rất lớn cho nền công nghiệp không khói.

Đánh giá về thị trường BĐS Cam Ranh, Tổng thư ký Hội môi giới BĐS tỉnh Khánh Hòa cho rằng, trước đây Cam Ranh được cả thế giới biết tới là địa danh quân sự, nhưng nay Cam Ranh được đầu tư mạnh về hạ tầng giao thông, định hướng phát triển mạnh về du lịch, nghỉ dưỡng. Trên cơ sở đó, thị trường BĐS cũng được hưởng lợi rất nhiều.

Thời gian qua, khu vực gần Bãi Dài và dọc đại lộ Nguyễn Tất Thành trở thành “điểm nóng” về BĐS nghỉ dưỡng. Hàng loạt dự án tại khu vực này đang thi công rầm rộ như dự án The Arena Cam Ranh hay dự án Quần thể Khu đô thị nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí phức hợp cao cấp KN Paradise, trong đó có hạng mục Khu đô thị Para Grus cũng được đẩy nhanh tiến độ.

Theo bà Nguyễn Long Anh Thư, Tổng Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Nguyên Long Real, nhà phố biển đang là loại hình khá mới đối với thị trường BĐS Cam Ranh. Khác với phân khúc condotel và biệt thự nghỉ dưỡng, loại hình nhà phố biển hiện chưa có thước đo lợi nhuận trong tương lai nên thu hút nhiều nhà đầu tư.

Nhà phố biển đang là phân khúc thu hút nhà đầu tư tại thị trường Cam Ranh.

“Đất nền xây tự do bao giờ cũng là tâm lý đầu tư tốt nhất, sau đó mới đến nhà phố, biệt thự, condotel. Tuy nhiên, tại Cam Ranh, phân khúc nhà phố biển đang là phân khúc thu hút khách hàng ngoài yếu tố vị trí và giá cả”, bà Thư phân tích.

Ông Vũ Lý Cung, Phó tổng giám đốc DKRV, một đơn vị đang môi giới nhiều dự án tại thị trường BĐS Cam Ranh cho hay, nhờ yếu tố về hạ tầng, thiên nhiên và chính sách định hướng phát triển của tỉnh nên Cam Ranh đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư. Nhu cầu nhà ở tại Cam Ranh đang gia tăng bởi tiềm năng du lịch lớn, nhiều resort, khu du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng… đi vào hoạt động.

“Kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu nhà ở cho người lao động, đội ngũ chuyên gia. Mỗi ngày phải di chuyển từ Thành phố Nha Trang hay khu vực khác về Cam Ranh làm việc sẽ rất bất tiện. Do vậy, khu vực Bãi Dài đang cần những khu đô thị đồng bộ, chuẩn mực để đáp ứng nhu cầu này”, ông Cung nêu quan điểm.

Vũ Phong

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.