Chọn mặt... đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Nhiều thương vụ phát hành trên thị trường trái phiếu, nhất là trái phiếu địa ốc, gây sự chú ý không chỉ bởi quy mô phát hành “khủng”, lãi suất cao ngất ngưởng, mà còn đến từ mục đích sử dụng tiền huy động được.

“Máy in tiền” cho doanh nghiệp

Sau giai đoạn “nghỉ ngơi” hồi đầu năm 2021, cơn sốt trái phiếu doanh nghiệp đã bùng mạnh trở lại thời gian gần đây, khi làn sóng Covid-19 thứ 4 bùng phát, hoạt động giãn cách kéo dài tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực, ngành nghề, từ đó ảnh hưởng tới các kênh đầu tư và trái phiếu doanh nghiệp được quan tâm đặc biệt nhờ có lợi suất và thanh khoản cao.

Trong công văn gửi Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Vụ Tài chính ngân hàng và Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Bộ Tài chính đã lưu ý rủi ro khi doanh nghiệp đẩy mạnh huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu với lãi suất cao ngất ngưởng, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản.

Chỉ tính riêng trong tháng 8/2021, một loạt doanh nghiệp bất động sản đã thông báo huy động thành công hàng ngàn tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu, lãi suất mà các doanh nghiệp này trả cho nhà đầu tư cao đều cao hơn đáng kể lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 1 năm hiện nay, phổ biến từ 5,5-8,9%/năm.

Đơn cử, Công ty cổ phần Hoa Phú Thịnh công bố đã thu về 3.130 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu kỳ hạn 4 năm, lãi suất năm đầu tiên lên tới 13,65%/năm. Tương tự, Công ty cổ phần Phú Hoàng Vương huy động thành công 4.670 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 4 năm, lãi suất năm đầu cũng là 13,65%/năm.

Trước đó, 7 tháng đầu năm, có tổng cộng 364 thương vụ phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp trong nước được thực hiện thành công với tổng giá trị là 225.509 tỷ đồng; chỉ có 13 thương vụ phát hành ra công chúng (giá trị 9.584 tỷ đồng) và 3 thương vụ phát hành ra thị trường quốc tế với tổng số tiền huy động được là 1 tỷ USD.

Theo ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Fiin Ratings, việc trái phiếu tiếp tục trở thành kênh huy động vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp, dù trước đó cơ quan điều hành thị trường đã có thêm một số chính sách kiểm soát chặt hơn như Nghị định 81/2020, Nghị định 53/2020... điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong và ngoài nước, cho thấy đây là xu hướng phát triển tất yếu của thị trường vốn, nhưng cũng tồn tại những rủi ro đáng lưu ý.

“Luật chơi trên thị trường vốn là doanh nghiệp có định mức tín nhiệm cao thì chi phí đi vay vốn thấp và ngược lại. Thế nhưng, cho tới thời điểm hiện tại, công tác đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp phát hành trái phiếu tại Việt Nam vừa yếu, vừa thiếu, khiến nhà đầu tư cũng như các bên liên quan gặp khó khăn trong việc nhận diện rủi ro hoạt động của doanh nghiệp phát hành”, ông Thuân nói.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện có nhiều môi giới chào mời khách hàng mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản với những lời có cánh như “chỉ cần bỏ 1 tỷ đồng để mua trái phiếu sẽ có lãi cao hơn gửi tiết kiệm từ 50 triệu đồng/năm trở lên”… Nếu như trước đây, khi thị trường còn thuận lợi, doanh nghiệp “ăn nên làm ra”, việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp không khiến nhà đầu tư phải tính toán quá nhiều, thì nay đại dịch Covid-19 đang khiến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, ảnh hưởng tới khả năng thanh toán lãi trái phiếu.

“Tất nhiên, không phải mọi doanh nghiệp phát hành trái phiếu lãi suất cao đều có nguy cơ vỡ nợ, nhưng trong bối cảnh khó khăn vì dịch bệnh như hiện tại, thận trọng là không thừa”, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng nhấn mạnh.

Cần hiểu rõ đối tượng đầu tư

Theo nhiều chuyên gia, với mức lãi suất hấp dẫn (có thời điểm cao gấp đôi lãi suất tiền gửi ngân hàng), tính thanh khoản cao (có thể chuyển đổi, mua đi bán lại ở bất kỳ thời điểm nào), trái phiếu trở thành kênh đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân. Tuy vậy, cũng giống như các sản phẩm tài chính khác trên thị trường như cổ phiếu, ngoại tệ hay vàng…, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những rủi ro nếu không hiểu rõ đối tượng đầu tư.

Trong khi đó, hệ thống xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp còn chưa phát triển, nên việc làm thế nào để nhà đầu tư chọn được tổ chức phát hành an toàn là không dễ dàng, bởi một doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần được đánh giá cẩn trọng dưới góc độ về tính minh bạch, triển vọng hoạt động kinh doanh, uy tín của ban lãnh đạo và tình hình tài chính.

Thực tế, thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ, hệ số nợ lớn, thậm chí kinh doanh thua lỗ…, nhưng vẫn phát hành từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu.

Chẳng hạn, cách đây 2 năm, Công ty TNHH Yamagata chỉ với 3 lao động, 2 cá nhân góp vốn với mức vốn điều lệ 100 tỷ đồng, nhưng đã gây sốc cho giới đầu tư khi huy động được gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu trong thời gian ngắn, gấp 160 lần vốn điều lệ.

Cũng trong năm 2019, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Hồng Hoàng với vỏn vẹn 5 tỷ đồng vốn điều lệ, nhưng huy động được tới 1.400 tỷ đồng từ một nhà đầu tư nước ngoài giấu tên qua kênh phát hành trái phiếu, lãi suất lên tới 20%/năm. Đáng chú ý, công ty này có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình một lãnh đạo Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và lô trái phiếu phát hành cũng được thế chấp bằng chính cổ phiếu ACB.

Mới đây nhất, Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình lại được ủy quyền tư vấn kế hoạch phát hành đợt 2 giá trị 500 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 36 tháng rồi cho vay lại của Công ty cổ phần Glexhomes. Trước đó, công ty chứng khoán này đã thu xếp cho Glexhomes phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 cho 3 nhà đầu tư tổ chức trong nước vào tháng 5/2021, cho thấy trái phiếu tiếp tục là kênh huy động vốn “ưa thích” của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức thấp.

Theo phân tích của SSI Research, thị trường chứng khoán dự báo sẽ kém thuận lợi hơn trong những tháng cuối năm nay và điều này có thể thúc đẩy nhà đầu tư đến với kênh ổn định hơn là trái phiếu doanh nghiệp, nên nhu cầu đầu tư tài sản này vẫn ở mức cao.

SSI Research đánh giá, rủi ro với trái phiếu doanh nghiệp đang tăng lên, đặc biệt với lĩnh vực bất động sản và năng lượng, khi hiện nay chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ trái phiếu được đảm bảo bằng bất động sản, phần lớn còn lại là đảm bảo bằng tài sản là cổ phiếu hoặc không có tài sản đảm bảo. Việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu bằng cổ phiếu không có nhiều ý nghĩa, bởi khi rủi ro xảy ra, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì giá trị cổ phiếu dùng làm tài sản bảo đảm (thường là của tổ chức phát hành hoặc liên quan đến tổ chức phát hành) sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) cũng nhận định, thị trường trái phiếu thời gian tới có thể sẽ rủi ro hơn vì doanh nghiệp đang trở nên khó khăn hơn sau làn sóng Covid lần thứ tư. Trong công văn mới đây, Bộ Tài chính đã yêu cầu Ủy ban Chứng khoán nhà nước và Vụ Tài chính ngân hàng tăng cường giám sát tình hình phát hành và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, đặc biệt là việc phát hành của các doanh nghiệp quy mô nhỏ, mới thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực có tính rủi ro cao, có kết quả kinh doanh không rõ ràng..

Gửi tiết kiệm lãi suất thấp quá, tôi có nên rút 1 tỷ về đầu tư trái phiếu bất động sản?

Gửi tiết kiệm lãi suất thấp quá, tôi có nên rút 1 tỷ về đầu tư trái phiếu bất động sản?

Với 1 tỷ đồng hiện đang gửi ngân hàng ở kỳ hạn 1 năm, nhưng với mức lãi suất quá thấp tôi có nên rút về để đầu tư vào trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản hưởng lãi suất cao hơn gấp đôi?

Theo đtck.vn

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.