Ai đứng đằng sau cơn sốt đất nền vùng ven TP.HCM?

Không chỉ các quận huyện ngoại thành TP.HCM, cơn sốt đất nền cũng đã âm ỉ “cháy” ở những địa phương giáp ranh. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ xảy ra cục bộ và có sự nhúng tay của giới đầu cơ.

Quay cuồng với giá đất thay đổi từng ngày

Từ nửa tháng nay, quận 9 (TP.HCM) được xem là tâm điểm cơn sốt đất nền. Cảnh người dân xếp hàng làm các thủ tục liên quan đến đất đai cộng với giá đất đang bị đẩy lên cao ngất khiến cho nhiều người dự đoán giá đất nền sẽ lại vượt đỉnh năm ngoái.

Theo khảo sát của PV Infonet, giá đất tại hầu hết các tuyến đường huyết mạch của quận 9 đều đang nhảy múa, tăng mạnh so với thời điểm trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất.

Như lô đất 60m2 mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh, phường Phú Hữu đang được chủ rao bán với giá 2,5 tỷ đồng, cam kết có sổ riêng. Đất tại khu vực vòng xoay Phú Hữu có giá lên đến 39 triệu đồng/m2. Chủ lô đất mặt tiền nơi đây đang rao bán lô đất 100m2 với giá gần 4 tỷ đồng.

Mức giá đa dạng phải kể đến khu vực đường Lò Lu, phường Trường Thạnh và đường Bưng Ông Thoàn, phường Phú Hữu, quận 9. Giá đất nơi đây dao động từ 20 – 40 triệu đồng/m2, tuỳ vị trí. Giá đất trên đường Nguyễn Xiển cũng được cò đất bơm thổi với lý do hạ tầng giao thông sắp hoàn thiện, lại gần Bến xe miền Đông mới.

Đất nền vùng ven TP.HCM đang trong cơn sốt.

Theo ông C, một cò đất địa phương, giá đất nền tại quận 9 đã tăng gần gấp đôi so với 6 tháng trước. Ông C. cho biết, cách đây 1 tuần ông có mua lô đất diện tích 4x18m gần Khu công nghệ cao TP.HCM với giá 2,08 tỷ đồng. Nay có người trả chênh 300 triệu đồng nhưng ông chưa bán vì với đà này giá đất còn cao nữa.

Ngoài quận 9, giá đất nền tại các vùng ven của quận 2, 12 hay huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh… cũng lên cơn sốt. Nhân viên sale của một dự án đất nền ở huyện Củ Chi tiết lộ, đa số khách hàng đến địa phương săn đất là những đại gia phía Bắc. Có người gom cả chục hecta chờ thời.

Còn theo số liệu từ các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở các địa bàn nói trên, trong 3 tháng đầu năm 2018, tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất nền rất sôi động.

Cụ thể, huyện Củ Chi dẫn đầu với 13.866 hồ sơ nhà đất được chuyển nhượng, mua bán; Quận 9 đứng thứ hai với 7.000 hồ sơ. Tiếp đến là huyện Bình Chánh với 6.174 hồ sơ; Quận 12 có 5.358 hồ sơ; Huyện Hóc Môn 3.357 hồ sơ và quận 2 có 2.704 hồ sơ.

Nhà đầu tư cần thận trọng, tránh "ôm bom" khi mua đất nền

Không chỉ các quận, huyện vùng ven TP.HCM, giá đất nền ở các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương và Long An cũng nóng lên từng ngày. Những ngày cuối tuần, hình ảnh từng tốp xe ô tô từ TP.HCM đổ về các tỉnh săn đất không còn xa lạ.

Tại Đồng Nai, theo tìm hiểu của PV Infonet, giá đất tăng mạnh nhất là tại các dự án đất nền ở TP. Biên Hoà. Tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám giá đất dao động từ 50 – 80 triệu đồng/m2. Thấp hơn một chút là đất trên đường 30/4, từ 50 – 70 triệu đồng/m2. Mức giá này đã tăng 20% so với thời điểm trước Tết Mậu Tuất.

Đất nền ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai cũng nóng sốt không kém khi cuối tuần qua, một dự án hơn 3.000 lô đất nền đã được nhà đầu tư xuống tiền, đặt chỗ hết sạch.

Bà Đặng Thị Kim Oanh, TGĐ Công ty cổ phần Địa ốc Kim Oanh cho hay, đất nền vùng ven đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn. Những dự án có kết nối hạ tầng tốt đang thu hút nhà đầu tư, có người gom cả chục lô đất nền để đón đầu. Tuy vậy giá đất tăng cao bất thường là điều nhà đầu tư nên cẩn trọng.

Nhà đầu tư tìm mua đất tại một dự án ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Theo bà Trần Thị Cẩm Tú, TGĐ Công ty cổ phần BĐS EximRS, giá đất ở quận 9, TP.HCM đang bị đẩy lên quá cao, vượt quá giá trị thực. Điều này khiến cho những người có nhu cầu mua nhà thật lại khó tiếp cận, nhà đầu tư mua sau thì như “ôm bom” vì giá trị quá ảo.

Trong khi đó, một cò đất lâu năm tại quận 9 cho hay, giá đất tại các tuyến đường có kết nối hạ tầng tốt như Đỗ Xuân Hợp và Liên Phường tăng cao nhất, từ 20% đến 25%. Còn các tuyến đường khác chỉ tăng từ 5% - 10% so với trước Tết.

Theo cò đất này, giá đất chỉ tăng nhẹ ở những lô có diện tích nhỏ từ 50 – 70m2, giao dịch ở mức 18 – 22 triệu đồng/m2. Các lô đất diện tích lớn đang vướng Quyết định 60 quy định về diện tích tối thiểu tách thửa nên nhiều chủ đất không bán được, thậm chí rao bán lỗ để thu hồi vốn.

“Đất quận 9 đạt đỉnh sốt từ giai đoạn năm 2015 – 2016, giá đất hiện nay ở nhiều tuyến đường đã kịch trần, không còn tăng được nữa. Còn việc người dân xếp hàng dài làm thủ tục là do trụ sở UBND quận đang xây lại nên mọi hồ sơ từ đất đai đến xây dựng đều dồn về nơi làm việc tạm của Văn phòng tiếp nhận, hỗ trợ, giải quyết các thủ tục hồ sơ hành chính” - vị cò đất này giải thích.

Tại cuộc họp với sở ban ngành về tình hình thực hiện Quyết định 60 quy định diện tích tối thiểu tách thửa mới đây, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định: Tình trạng sốt đất trên địa bàn có nguyên nhân từ một số đối tượng tung tin không đúng sự thật, thổi phồng giá trị đất để trục lợi.

Theo ông Tuyến, có hiện tượng tiếp tay tăng giá đất ảo, đưa ra thông tin sai lệch đẩy giá đất tăng cao. Do đó, trước những thông tin sốt đất, người dân cần cảnh giác, không nên đầu tư theo tin đồn. Nếu muốn mua đất thì nên liên hệ với chính quyền địa phương để tìm hiểu quy hoạch cụ thể.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, chính quyền không can thiệp sâu vào thị trường nhưng không để các đối tượng tung thông tin sai lệch để trục lợi từ giá đất ảo. Bởi người dân và chính quyền sẽ lãnh hậu quả từ hành vi này.

Phương Anh Linh

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.